Theo thống kê, trên thế giới, cứ 3 phút lại có thêm một người chết vì đột quỵ. Có thể nói, đột quỵ nằm trong top những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Vậy bạn hiểu gì về căn bệnh này? Liệu rằng test đột quỵ đứng 1 chân có chính xác?
Bạn đang đọc: Test đột quỵ đứng 1 chân là gì? Có chính xác không?
Test đột quỵ đứng 1 chân có thể xuất phát từ một trào lưu hoặc một số video trên mạng xã hội, tuy nhiên về tính khả thi của phương pháp này thì vẫn là một ẩn số. Trước khi tìm hiểu về phương pháp test đột quỵ này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về căn bệnh đột quỵ bạn nhé.
Contents
Tổng quan về căn bệnh đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là sự phát triển nhanh các dấu hiệu lâm sàng của rối loạn cục bộ hay lan toả, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà ngoài nguyên nhân mạch máu không có bất kỳ biểu hiện của nguyên nhân nào khác.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, tai biến mạch máu não có thể là nhồi máu não hoặc xuất huyết não hoặc kết hợp cả hai:
- Nhồi máu não: Do không được cung cấp máu mà một vùng tổ chức não bị hoại tử. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do cục máu đông hình thành tại chỗ do xơ vữa động mạch hoặc từ nơi khác di chuyển đến động mạch não thường gặp trong các bệnh tim hoặc nhiễm khuẩn.
- Xuất huyết não: Vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết vào trong tổ chức não. Tình trạng này thường liên quan đến vỡ túi phồng hoặc vỡ dị dạng mạch máu.
Dù đột quỵ do xuất huyết não hay nhồi máu não thì đều gây ra cùng một hậu quả đó là khiến cho các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng, từ đó gây chết tế bào não và sau cùng dẫn đến mất chức năng não tương ứng.
Hơn một nửa số người bệnh đột quỵ phải đối mặt với các di chứng sau đó. Tuỳ thuộc vào vùng não bị tổn thương mà mức độ nghiêm trọng của các di chứng sẽ khác nhau. Vùng não thiếu oxy càng lớn thì nguy cơ gặp phải di chứng càng cao.
Biểu hiện của đột quỵ
Trên thực tế, người bệnh đột quỵ có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo có tính chất đột ngột như:
- Tê yếu nửa mặt, tê yếu một tay hoặc một chân;
- Rối loạn về giọng nói;
- Rối loạn về nhìn;
- Mất thăng bằng;
- Đau đầu dữ dội mà không có nguyên do từ trước.
Nhiều người bệnh có những biểu hiện rõ rệt của rối loạn hoặc mất chức năng não. Điều này phụ thuộc vào mức độ, vị trí vùng não bị tổn thương và thời gian kể từ thời điểm xảy ra đột biến. Người bệnh có thể phải chịu một hay nhiều rối loạn hoặc mất chức năng não như:
- Tổn thương bán cầu đại não khiến cho người bệnh bị liệt nửa người bên trái hoặc bên phải.
- Liệt nửa mặt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân với các biểu hiện như lệch nhân trung về bên lành, méo miệng…
- Rối loạn ngôn ngữ: Tổn thương vùng tiếng nói trên bán cầu đại não trái khiến người bệnh có thể nói ngọng, nói khó, thất ngôn, thất đọc…
- Tổn thương dây thần kinh số IX, X, XI khiến người bệnh bị liệt màn hầu với biểu hiện rối loạn về nuốt như nuốt sặc, nuốt khó…
- Rối loạn cơ tròn: Đại tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu, bí đại tiện.
- Rối loạn nhận thức: Suy giảm trí nhớ, thờ ơ, lú lẫn.
Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể hôn mê, dễ gây tắc đờm, tụt lưới, rối loạn kiểu thở Cheyne-Stokes, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.
Test đột quỵ đứng 1 chân liệu có chính xác?
Nhiều người thắc mắc rằng test đột quỵ đứng 1 chân liệu có chính xác? Trên thực tế, test đột quỵ đứng 1 chân không phải là phương pháp chẩn đoán đột quỵ, song phương pháp này có thể được sử dụng như một chỉ số sơ bộ giúp đánh giá sự ổn định cũng như khả năng giữ thăng bằng của một người, trong một số tình huống có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng thực hiện bài kiểm tra này có thể liên quan đến sức khoẻ của hệ thần kinh và não bộ.
Có thể thấy rằng, bài test đột quỵ đứng 1 chân không phải là phương pháp chẩn đoán đột quỵ và không thể thay thế việc thăm khám y tế cũng như các thăm dò cận lâm sàng như CT scan, MRI… Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu hay triệu chứng của đột quỵ nêu trên, ngay lập tức hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế bạn nhé.
Tìm hiểu thêm: Nhiễm toan: Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và hướng điều trị
Hướng dẫn thực hiện test đột quỵ đứng 1 chân
Như đã trình bày phía trên, bài kiểm tra đột quỵ bằng cách đứng một chân chỉ đơn giản là phương pháp đánh giá sự ổn định cũng như khả năng giữ thăng bằng của một người mà không phải là một phương pháp chẩn đoán đột quỵ.
Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị: Điện thoại có tính năng bấm giờ hoặc đồng hồ bấm giờ.
- Tháo dép hoặc giày, sau đó đứng trên bề mặt phẳng.
- Đặt tay hai bên cơ thể sao cho song song với ngang hông.
- Dùng một chân làm trụ đồng thời nâng chân còn lại lên sao cho tạo với chân trụ một góc 90 độ.
- Nếu có thể, hãy nhắm mắt lại và bắt đầu bấm giờ.
Kết quả của bài test đột quỵ này là thời gian bạn có thể giữ thăng bằng trên một chân. Nếu thời gian dưới 20 phút và không có nguyên nhân rõ ràng như các vấn đề về vận động, đau đầu gối… hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cũng như tầm soát đột quỵ cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ sớm
Chẩn đoán đột quỵ là một trong những bước quan trọng, cần được thực hiện nhanh chóng và chính xác để có thể tối ưu hóa cơ hội điều trị cũng như giảm tổn thương não. Một số phương pháp chẩn đoán đột quỵ sớm có thể kể đến như:
Thăm khám triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra các triệu chứng mà người bệnh gặp phải bao gồm mất khả năng nói chuyện, mất khả năng cử động, mất thị lực và tê bì. Các triệu chứng này có thể giúp bác sĩ xác định được vị trí cũng như mức độ ảnh hưởng của đột quỵ.
Thăm dò cận lâm sàng
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định để chẩn đoán đột quỵ bao gồm:
- Chụp CT scan: Phân biệt được đột quỵ là xuất huyết hay nhồi máu não, đồng thời phân biệt với các tổn thương khác tại não có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng giống tai biến mạch máu não.
- Chụp MRI: Chụp MRI có độ nhạy cao hơn so với chụp CT scan, cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về mạch máu và não, giúp phát hiện sớm các tổn thương nhồi máu não ở giai đoạn sớm và những ổ nhồi máu não kích thước nhỏ.
- Angiography: Phương pháp này sử dụng chất tạo ảnh hay chất nhuộm để xem các mạch máu não, giúp xác định nguyên nhân gây đột quỵ.
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định các yếu tố nguy cơ như lipid máu, đường huyết và khả năng đông máu.
- Điện não đồ: Được sử dụng để xác định hoạt động điện của não đồng thời xem xét nếu có bất thường gây ra bởi đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy màu hồng – Dấu hiệu căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về căn bệnh tai biến mạch máu não và test đột quỵ đứng 1 chân mà Kenshin muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều các kiến thức sức khoẻ bổ ích. Hãy lan tỏa bài viết đến những người xung quanh nếu thấy bài viết hay và hữu ích bạn nhé.
Xem thêm:
Đột quỵ tuyến yên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đột quỵ tái phát: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể