Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Một số người có thể trải qua cảm giác như có miệng có vị kim loại khi ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn. Mặc dù không phải lúc nào cảm giác này đều đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù tình trạng này không phổ biến, nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể người bệnh.

Bạn đang đọc: Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Miệng có vị kim loại là một trạng thái không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn mang theo nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Tuy đó chỉ là những rối loạn lành tính của cơ thể, nhưng đôi khi lại gây ra những căn bệnh nghiêm trọng về gan, thận, tiểu đường hay ung thư. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng nguy hiểm này cũng như nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa.

Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không?

Miệng có vị kim loại thường liên quan đến khứu giác hoặc vị giác của bạn. Nhiễm trùng xoang, viêm nướu chân răng và chấn thương miệng là một số nguyên nhân phổ biến. Đôi khi nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn bao gồm tiểu đường, mất trí nhớ hoặc suy thận. Trong những trường hợp này, vị kim loại thường chỉ là một trong nhiều triệu chứng. Vị kim loại cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa 1

Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không?

Tuy nhiên, miệng có vị kim loại thường không đồng nghĩa với việc gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe. Điều này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sử dụng thuốc lá, thức ăn, đồ uống chứa kim loại hoặc cả từ các vật liệu nha khoa như gắn răng giả. Trong nhiều trường hợp, vị kim loại chỉ là một biểu hiện tạm thời và không làm tổn thương cơ bản.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ biến đổi đột ngột nào trong trạng thái sức khỏe nói chung hoặc nếu vị kim loại đi kèm với các triệu chứng không mong muốn, việc tìm kiếm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp là quan trọng để đảm bảo được đánh giá và xử lý đúng đắn.

Nguyên nhân khiến miệng có vị kim loại

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra vị kim loại trong miệng của bạn. Có một số vấn đề có khả năng gây ra miệng có vị kim loại bao gồm:

  • Bệnh về nướu;
  • Dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc trị gout;
  • Vitamin tổng hợp chứa sắt, canxi, đồng hay kẽm;
  • Phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị;
  • Cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và các vấn đề về đường hô hấp khác;
  • Chứng khó tiêu;
  • Có thai;
  • Khứu giác bị mất hoặc thay đổi có thể gây ra vị kim loại trong miệng;
  • Hội chứng bỏng miệng;
  • Chấn thương miệng hoặc phẫu thuật miệng;
  • Dị ứng thực phẩm;
  • Sốc phản vệ;
  • Tiếp xúc với thuỷ ngân hoặc chì;
  • Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu thấp;
  • Bệnh thần kinh;
  • Suy thận.

Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa 2

Hít phải thủy ngân hoặc chì cao gây ra vị kim loại trong miệng

Đặc biệt, nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên hậu quả có thể là các vấn đề về răng và nướu như viêm nướu, viêm nha chu và nhiễm trùng răng. Bên cạnh đó, hít phải lượng thủy ngân hoặc chì cao có thể gây ra vị kim loại trong miệng. Điều quan trọng là tránh hoặc giảm mức độ tiếp xúc của bạn và gia đình với những hóa chất này.

Chì thường gây hại cho trẻ em và người lớn. Trẻ em có thể bị ngộ độc chì từ sơn có chứa chì hoặc bụi nhiễm chì có trong các tòa nhà cũ. Không khí, nước và đất cũng có thể bị nhiễm chì và gây nguy hiểm. Người lớn sửa sang nhà cửa và làm việc với pin có nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn.

Thủy ngân có thể kéo vào nhà bạn từ các khu công nghiệp và các đồ gia dụng bị hỏng như nhiệt kế. Việc tiếp xúc lâu dài và ngắn hạn với thủy ngân đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Do vậy loại bỏ nguồn gây ô nhiễm là phương pháp xử lý đầu tiên.

Miệng có vị kim loại phải làm sao?

Miệng có vị kim loại nên làm gì để mau khỏi? Dưới đây các bước thực hiện để giảm thiểu miệng kim loại:

  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi thường xuyên để giữ cho miệng của bạn khỏe mạnh.
  • Giữ nước để tránh khô miệng, có thể gây ra vị kim loại.
  • Thay đổi dao kéo và chai nước bằng kim loại, vì chúng có thể khiến vị kim loại trở nên nặng hơn. Thay vào đó hãy thử đổi dụng cụ sang thủy tinh, nhựa hoặc gốm.
  • Trước khi ăn súc miệng bằng nước ấm và dung dịch baking soda. Nó có thể điều chỉnh sự cân bằng độ pH trong miệng của bạn và giúp trung hòa axit bao gồm cả mùi vị kim loại khó chịu.
  • Hãy bỏ hút thuốc vì thuốc lá có thể làm tăng thêm mùi vị của kim loại.
  • Hãy nhai một viên kẹo bạc hà hoặc một miếng kẹo cao su không có đường.
  • Ăn thực phẩm có thể che giấu mùi vị của kim loại.

Tìm hiểu thêm: Hormone estrogen: Vai trò và tác dụng đối với cơ thể con người

Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa 3
Giữ vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo sức khoẻ của bạn

Tuy nhiên, đây chỉ là cách giúp bạn hạn chế được vị kim loại khó chịu trong miệng. Nếu tình trạng vị kim loại trong miệng ko thuyên giảm và dai dẳng, nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Cách phòng ngừa vị kim loại trong miệng

Không có cách nào để điều trị hoặc ngăn chặn vị kim loại trong miệng của bạn. Việc điều trị của bạn phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, triệu chứng khó chịu này có thể tự khỏi, chẳng hạn như nếu bạn ngừng dùng vitamin hoặc loại bỏ nguồn chì mà bạn đã tiếp xúc. Nhưng những lúc khác, bạn phải thử các phương pháp bổ sung:

  • Gặp nha sĩ để loại bỏ nhiễm trùng quanh răng hoặc nướu;
  • Đánh răng, lưỡi hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để vệ sinh răng miệng tốt;
  • Uống nước và nhai kẹo cao su không đường để tránh nhiễm trùng răng miệng;
  • Trước bữa ăn, súc miệng bằng hỗn hợp muối và baking soda trong 1 cốc nước ấm;
  • Ăn thức ăn có vị đậm đà hơn như gừng, nấu thực phẩm với nhiều loại thảo mộc và gia vị;
  • Sử dụng đồ dùng bằng nhựa và dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, gốm thay vì đồ kim loại.

Miệng có vị kim loại gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa 4

>>>>>Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Mắt Trung ương

Gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng

Một số loại thuốc có thể khiến bạn có vị kim loại trong miệng. Đến gặp bác ngay và cho biết rằng bạn đang gặp phải tác dụng phụ của thuốc này. Có lẽ chuyển sang một loại thuốc khác có thể hữu ích. Đừng ngừng dùng thuốc theo toa mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Vị kim loại trong miệng có thể xảy ra ở nhiều người, tình trạng nguy hiểm phụ thuộc nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường không có gì phải lo lắng khi miệng có vị kim loại, trừ khi mùi vị vẫn còn hoặc bạn xuất hiện các triệu chứng khác như sốt. Sau đó, nếu tình trạng kéo dài và gây khó chịu nặng đến bạn, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. Trong khi chờ đợi, một số bước thực hiện tại nhà có thể giúp bạn giảm thiểu mùi vị kim loại.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *