Khi mang thai, việc lựa chọn thuốc an toàn và hiệu quả là rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Esomeprazol là loại thuốc phổ biến trong điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, trào ngược và đây cũng là những bệnh thường gặp ở bà bầu. Vậy nên Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.
Bạn đang đọc: Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không?
Nếu bạn cũng thắc mắc về câu hỏi “Esomeprazpol có dùng được cho bà bầu không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này nhé.
Contents
Khi nào cần sử dụng Esomeprazol?
Trước khi giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Esomeprazpol có dùng được cho bà bầu không?”, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về những trường hợp nào cần sử dụng Esomeprazol bạn nhé.
Thuốc Esomeprazol thường được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý, cụ thể như:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Esomeprazol có tác dụng điều trị viêm thực quản trào ngược ăn mòn – quản lý lâu dài bệnh nhân viêm thực quản đã lành để ngăn ngừa tái phát – điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Kết hợp với khách sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori: chữa lành vết loét tá tràng liên quan đến Helicobacter pylori và ngăn ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét liên quan đến Helicobacter pylori.
- Bệnh nhân cần sử dụng NSAIDs: Chữa lành vết loét dạ dày liên quan đến liệu pháp NSAIDs. Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng liên quan đến điều trị bằng NSAIDs ở những bệnh nhân có nguy cơ.
- Điều trị Hội chứng Zollinger Ellison ở những bệnh nhân 12 tuổi trở lên.
Vậy nếu khi phụ nữ mang thai mắc những bệnh lý trên thì Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không? Cùng khám phá ở nội dung tiếp theo nhé.
Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không?
Dựa vào thông tin về tác dụng của Esomeprazol, việc sử dụng Esomeprazol cho người đau dạ dày là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên với bà bầu, việc sử dụng thuốc Esomeprazol lại là một vấn đề khác. Bởi vì không phụ thuộc vào loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ đều có thể gây ra các tác dụng phụ. Trong thời gian dài sử dụng, những tác dụng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
Hơn nữa, khi đối tượng là phụ nữ mang thai, mức độ nguy hiểm của việc sử dụng thuốc cao hơn nhiều. Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hướng đến sự an toàn của thai nhi và mẹ. Với những lo lắng đó, câu hỏi về việc Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không luôn được đặt ra. Dưới đây là những thông tin quan trọng từ các nghiên cứu và tư vấn của chuyên gia y tế về việc sử dụng Esomeprazole.
Bằng chứng về mức độ an toàn khi sử dụng Esomeprazol ở bà bầu
Dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng Esomeprazol trên bà bầu tính đến thời điểm hiện tại là chưa đầy đủ. Dữ liệu dịch tễ học thất bại trong việc đưa ra bằng chứng về dị tật bẩm sinh và những bất lợi khác khi sử dụng thuốc này trong ba tháng đầu mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy Esomeprazol không có tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc mang thai, sinh nở hoặc phát triển sau sinh.
Vậy Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không? Câu trả lời là việc sử dụng Esomeprazol nên thận trọng, chỉ được sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ và tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Esomeprazol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?
Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc liệu Esomeprazole có được bài tiết trong sữa mẹ hay không. Không có đủ thông tin về tác dụng của thuốc Esomeprazole ở trẻ sơ sinh. Thế nên, Esomeprazole không nên được sử dụng trong quá trình cho con bú.
Tìm hiểu thêm: Giải mã hội chứng sợ bác sĩ: Cách vượt qua hội chứng này
Những biện pháp giảm đau dạ dày khi mang thai
Khi mang thai, việc sử dụng thuốc rất hạn chế và cần cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thế nên, những liệu pháp không dùng thuốc luôn được ưu tiên hàng đầu và được nhiều người quan tâm. Bên cạnh giải đáp thắc mắc về Esomeprazol có dùng được cho bà bầu hay không, dưới đây là những biện pháp không dùng thuốc mà các bà mẹ có thể tham khảo:
Tăng cường nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi và thư giãn là cách hiệu quả để giảm thiểu cảm giác đau dạ dày khi mang thai. Vì vậy, quan trọng là bạn cần sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh làm việc quá mức, không gây ra áp lực lớn cho dạ dày. Sau khi ăn, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để dạ dày có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm thiểu khả năng trào ngược dạ dày.
Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể có thể phục hồi và đủ năng lượng cho ngày tiếp theo. Lưu ý nên nằm kê cao đầu khi ngủ để tránh gây áp lực lên dạ dày. Bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong chu trình sinh học cũng có thể làm cho cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn.
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý
Khi ăn, phụ nữ mang thai cần chú ý ăn từ từ, không nên ăn quá nhanh hoặc quá no, vì cách này có thể kích thích dạ dày sản sinh acid nhiều hơn và gây khó chịu. Để giảm acid và giảm cảm giác khó chịu, tốt nhất là nhai kỹ, nuốt chậm và chia nhỏ khẩu phần ăn để kích thích sự tiết nước bọt.
Việc lựa chọn thức ăn mềm và tăng cường ăn thức ăn giàu tinh bột, trứng, sữa,… không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng mà còn có lợi cho bệnh đau dạ dày. Các loại thực phẩm này có khả năng trung hòa acid, giảm tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
Tránh các loại thực phẩm có thể làm tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn như thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, cafein, bạc hà,… Đồng thời, không nên ăn thực phẩm sống, lạnh hoặc ôi thiu.
Hãy tránh để bụng quá đói, vì lúc này acid dạ dày tăng cao có thể làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh gan mật: Nhận biết sớm qua 4 triệu chứng bất thường của cơ thể
Xây dựng một chế độ vận động hợp lý
Sau khi ăn, hạn chế hoạt động hay vận động mạnh vì lúc này dạ dày đang hoạt động tích cực. Nếu vận động quá sớm, máu sẽ không lưu thông đủ vào dạ dày, làm giảm khả năng hoạt động của dạ dày và gây ra cảm giác đầy bụng. Vì vậy, tốt nhất là phụ nữ mang thai nên trì hoãn việc vận động sau khi ăn ít nhất từ 2 đến 3 giờ.
Thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ để tăng cường sức đề kháng và tạo cảm giác thoải mái cho tinh thần.
Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi “Esomeprazol có dùng được cho bà bầu không?” Việc sử dụng Esomeprazol khi mang thai vẫn đang được nghiên cứu và đánh giá. Điều quan trọng là bà bầu nên luôn thảo luận và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả Esomeprazol để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và cả thai nhi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể