Yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao? Cách xử trí và phòng tránh

Đột quỵ sau tập thể thao xảy ra chủ yếu là do người bệnh đã có sẵn những yếu tố nguy cơ như tuổi cao, mắc bệnh nền kết hợp với thời tiết lạnh đột ngột. Vậy đột quỵ là gì? Cấp cứu cho người bệnh bị đột quỵ sau tập thể thao như thế nào?

Bạn đang đọc: Yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao? Cách xử trí và phòng tránh

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và là nỗi lo lắng của không ít người. Đặc biệt, trong thời gian gần đây tỷ lệ đột quỵ sau tập thể thao đang có xu hướng tăng cao. Vậy cách xử trí và phòng tránh hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao như thế nào?

Đột quỵ là gì?

Có lẽ, đột quỵ là bệnh lý không còn xa lạ đối với chúng ta, bệnh thường xảy ra khi các mạch máu nuôi dưỡng não bộ rơi vào tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng này là não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của não, đồng thời gây ra những tổn thương nặng nề. Chính vì thế, đột quỵ là bệnh lý không thể coi thường hay chủ quan.

Trên thực tế, đột quỵ là một bệnh lý được đánh giá có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt là trường hợp đột quỵ sau tập thể thao đang có xu hướng ngày càng gia tăng và mọi người cần chú ý nhằm tránh những hậu quả khó lường có thể xảy ra. Vậy yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao?

Yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao? Cách xử trí và phòng tránh 1

Đột quỵ là hiện tượng mạch máu nuôi dưỡng não bị vỡ hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng

Yếu tố gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao?

Như đã nêu ở trên, hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao đang là một tình trạng đáng báo động trong thời gian gần đây. Vậy đâu là nguyên nhân, yếu tố tác dẫn đến hiện tượng này? Bởi việc nắm được điều này sẽ giúp bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Nhìn chung, trong quá trình vận động hay chơi thể thao thì nhịp tim và huyết áp của bạn sẽ thay đổi thất thường, khó kiểm soát hơn. Chúng sẽ thường hoạt động nhanh hơn so với bình thường và cũng thường kèm theo hiện tượng thiếu máu não. Do đó, nếu không để ý, có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, bạn rất dễ phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ sau tập thể thao.

Các bác sĩ và chuyên gia cũng chỉ ra rằng với những người bệnh có tiền sử mắc phải các bệnh lý về tim mạch, bệnh liên quan đến hệ hô hấp thì có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào nếu không biết cách tập luyện thể dục – thể thao hợp lý và hiệu quả.

Ngoài ra, những người nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích thường xuyên hoặc người cao tuổi cũng không nên chủ quan trong quá trình tập thể thao. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ sau tập thể thao tương đối cao.

Yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao? Cách xử trí và phòng tránh 2

Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị đột quỵ sau tập thể thao

Triệu chứng của đột quỵ sau tập thể thao

Dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo bệnh đột quỵ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao. Nếu bệnh nhân được phát hiện kịp thời thì sẽ được sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và giúp tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Có thể nói, triệu chứng của bệnh đột quỵ thường xuất hiện một cách bất ngờ và đột ngột. Do đó, mọi người nên theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe cũng như để ý đến những dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện sớm các bệnh lý. Đặc biệt, đột quỵ thường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bên của cơ thể.

Nếu trong hoặc sau khi tập thể dục – thể thao, bạn đột nhiên cảm thấy đau đầu, việc đi lại trở nên khó khăn hơn hay loạng choạng thì cần phải đặc biệt chú ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang nguy cơ bị đột quỵ ngay sau đó. Bên cạnh đó, những triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt hay suy giảm thị lực đột ngột cũng là biểu hiện sớm của đột quỵ. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân đột quỵ từng cảm thấy tầm nhìn bị kém hơn so với bình thường.

Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy tê bì một bên mặt, cánh tay hoặc chân sau khi tập thể thao thì đừng chủ quan nhé. Bởi đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị đột quỵ sau tập thể thao và gây ảnh hưởng rất lớn đến một bên của cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu và hướng xử lý khi trẻ dị ứng sữa công thức

Yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao? Cách xử trí và phòng tránh 3
Hoa mắt chóng mặt là một triệu chứng sớm của bệnh đột quỵ

Ngoài ra, các triệu chứng của đột quỵ thường diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp trong khoảng từ 24 – 72 giờ đầu tiên sau đột quỵ. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Vậy cấp cứu người bị đột quỵ sau tập thể thao như thế nào?

Cấp cứu người bị đột quỵ sau tập thể thao như thế nào?

Đối với những bệnh nhân đột quỵ sau tập thể thao cần xử trí như thế nào? Theo đó, ngay khi phát hiện ra tình trạng sức khoẻ.

Trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ sau khi luyện tập thể dục thể thao, chúng ta nên xử trí như thế nào? Ngay khi phát hiện ra một ai đó bị đột quỵ, bạn cần nhanh chóng gọi cho cấp cứu để tránh lãng phí thời điểm vàng điều trị.

Trong thời gian chờ xe cứu thương tới, bạn nên chủ động sơ cứu trước cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần có những kiến thức cơ bản để tránh sơ cứu một cách bừa bãi.

Trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, hãy giúp họ nằm nghỉ ngơi tại giường theo tư thế đầu và lưng nghiêng khoảng 45 độ so với cơ thể. Đây là tư thế mà các bác sĩ khuyến cáo dành cho bệnh nhân bị đột quỵ, đặc biệt là đối với những đối tượng rơi vào tình trạng suy giảm ý thức hoặc nôn nghiêm trọng để tránh bị sặc vào đường thở. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nới rộng quần áo của bệnh nhân, đặc biệt là phần cổ.

Một kỹ năng khác mà bạn cần biết là biết cách lấy được đờm trong miệng của người bệnh bằng cách sử dụng khăn hoặc vải sạch quấn vào ngón trỏ rồi cho vào miệng của bệnh nhân để móc đờm cũng như nước dãi ra bên ngoài.

Nếu người bệnh bị co giật, bạn cần tìm cách để phòng ngừa trường hợp cắn vào lưỡi bằng cách dùng một chiếc đũa quấn khăn sạch đặt ngang vào miệng của bệnh nhân. Đặc biệt, bạn cũng cần ghi nhớ các dấu hiệu bất thường cũng như thời gian xuất hiện dấu hiệu đó của bệnh nhân để thông báo lại cho bác sĩ.

Đối với những bệnh nhân bị đột quỵ sau tập thể thao, tuyệt đối không được sử dụng những phương pháp như cạo gió hay bấm huyệt để sơ cứu nếu không nhận được sự cho phép của nhân viên y tế. Bởi, nhiều khi việc làm này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Trong trường hợp bệnh nhân bị ngừng thở thì việc làm cần thiết nhất lúc này là tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Đây là cách sưu cứu cơ bản nhất mà mọi người cần nắm được để có thể chủ động xử lý tình huống khi người thân hoặc người xung quanh bị đột quỵ.

Biện pháp phòng tránh đột quỵ sau tập thể thao

Có không ít bạn đọc thắc mắc liệu rằng chúng ta có thể phòng tránh được tình trạng đột quỵ sau tập thể thao không? Câu trả lời cho vấn đề này là có. Bạn nên chủ động xây dựng một chế độ tập luyện và nghỉ ngơi khoa học.

Trong quá trình tập luyện, người tập nên duy trì cường độ cũng như bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên theo dõi các chỉ số của cơ thể như nhịp tim, huyết áp… Nếu có điều kiện, bạn nên thuê huấn luyện viên riêng cho mình để được tư vấn những bài tập tăng cường sức khỏe, thể lực hiệu quả.

Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn ít nhất là 3 ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm giàu cholesterol và uống đủ nước mỗi ngày.

Yếu tố nào gây ra hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao? Cách xử trí và phòng tránh 4

>>>>>Xem thêm: Phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ hiệu quả

Xây dựng chế độ tập luyện khoa học để phòng ngừa bệnh đột quỵ sau tập thể thao

Hy vọng với những thông tin được Kenshin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được mức độ nguy hiểm của tình trạng đột quỵ sau tập thể thao. Hãy nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Để phòng ngừa hiện tượng này, bạn hãy xây dựng một chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học nhé!

Xem thêm:

  • Đột quỵ trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Điều trị đột quỵ nhồi máu não được thực hiện như thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *