Mẹo xoa miệng trị táo bón là một trong những phương pháp dân gian được người lớn tuổi trong nhà hướng dẫn để trị táo bón cho trẻ em. Thông thường các mẹ quen với việc xoa bụng cho con khi bị táo bón nên việc xoa miệng có thể vẫn còn xa lạ với nhiều bậc cha mẹ.
Bạn đang đọc: Xoa miệng chữa táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả?
Xoa miệng chữa táo bón có thực sự hiệu quả trong điều trị táo bón ở trẻ? Làm thế nào để thực hiện? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về cách xoa miệng cho trẻ khi trẻ bị táo bón.
Contents
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Táo bón là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai trong mọi độ tuổi, kể cả trẻ em sơ sinh. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của táo bón là tần suất đi đại tiện giảm, phân cứng, khó đi vệ sinh, thậm chí gây đau đớn khi đi ngoài. Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón, trẻ thường bị đau bụng, gặp khó khăn trong quá trình đi vệ sinh và phân của trẻ có dạng khô vụn hình viên.
Ở trẻ khỏe mạnh không bị táo bón, tần suất đại tiện có thể 2 – 3 lần/ tuần hoặc trẻ đi đại tiện hằng ngày. Trẻ không cảm thấy đau khi đi đại tiện và không có biểu hiện bất thường khác thì cha mẹ không có lý do gì phải lo lắng.
Táo bón là một vấn đề phổ biến, thường gặp ở trẻ em mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng phải đối mặt trong quá trình chăm sóc con. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng có thể nhận biết được. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, không bổ sung chất xơ có thể gây ra tình trạng táo bón.
- Hậu môn của trẻ bị nứt, rách do nguyên nhân nào đó khiến trẻ đau khi đi đại tiện. Điều này sẽ khiến trẻ cố gắng nhịn đi lâu hơn vì có thể bị đau khi đi vệ sinh, lâu dần gây ra tình trạng táo bón.
- Trẻ lười đi vệ sinh, trẻ sợ đi vệ sinh, không muốn đi vệ sinh do tâm lý.
- Một số trẻ không muốn sử dụng nhà vệ sinh ở ngoài hoặc trường mầm non vì nhiều lý do như không quen, có mùi khó chịu khiến trẻ cố nhịn đến khi về nhà. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng táo bón.
- Các thành phần protein trong sữa công thức cũng có thể gây táo bón.
Trên đây là những nguyên nhân cha mẹ có thể nhận định thông qua các biểu hiện, thói quen của trẻ ở nhà. Tuy nhiên có một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như bệnh cường giáp, bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh tiểu đường, bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh cần phải qua thăm khám mới xác định được.
Xoa miệng chữa táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả?
Nhiều người cho rằng, xoa miệng chữa táo bón có tác dụng điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc xoa miệng chữa táo bón có hiệu quả tuyệt đối trong điều trị táo bón ở trẻ em.
Thực chất phương pháp này là một trong những bí quyết dân gian từ thời ông bà và được các bà mẹ mách nhau về việc giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón. Trong nhiều trường hợp, nếu trẻ bị táo bón nhẹ, khi xoa miệng sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón nặng thì mẹo này sẽ không có quá nhiều hiệu quả. Cha mẹ cần áp dụng các phương pháp khác để điều trị cho con trong trường hợp táo bón nặng.
Về cơ bản, cách xoa miệng chữa táo bón này rất đơn giản và không mang lại bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào cho bé nên các bậc phụ huynh có thể thử xem có hiệu quả trong việc điều trị táo bón cho con mình hay không. Mặt khác, bên cạnh các phương pháp điều trị táo bón, cha mẹ có thể xoa miệng cho con để góp phần giúp con nhanh chóng khỏi bệnh khi bị táo bón nhẹ.
Cách xoa miệng chữa táo bón đơn giản
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động, nguy cơ nhiễm trùng,… Khi bị táo bón, trẻ thường có biểu hiện chướng bụng, đau khi đi vệ sinh. Để bé đi đại tiện dễ dàng hơn, bố mẹ có thể xoa miệng chữa táo bón cho bé theo các bước sau:
- Dùng ngón trỏ và ngón giữa massage quanh miệng bé khoảng 3 phút.
- Massage từ mép phải lên môi, sau đó di chuyển sang mép trái. Sau đó, massage sâu hơn xuống giữa môi dưới của trẻ.
Cách xoa miệng chữa táo bón cho trẻ khá đơn giản, không quá phức tạp, cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện theo. Nếu cha mẹ vẫn chưa hình dung ra cách xoa thì có thể tìm hiểu thêm qua các video hướng dẫn có sẵn trên internet.
Tìm hiểu thêm: Cách nặn mụn bọc an toàn và không gây sẹo
Những lưu ý khi thực hiện xoa miệng chữa táo bón cho trẻ
Nhìn chung cách chữa táo bón bằng việc xoa miệng cho trẻ cũng khá hiệu quả ở các trường hợp nhẹ, chỉ mới xuất hiện trong vài ngày đầu tiên. Phương pháp này có thể nói là vô cùng đơn giản và tiện lợi và hầu như không gây ra nguy cơ tiềm ẩn nào cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, cha mẹ cũng cần hiểu rõ một số lưu ý sau khi thực hiện:
- Khi xoa, cha mẹ xoa từ phía bên phải sang bên trái (theo chiều kim đồng hồ), điều này sẽ có tác dụng nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Đừng dùng quá nhiều lực khi xoa miệng của con gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.
- Ngoài việc xoa miệng, cha mẹ cũng có thể phối hợp xoa bụng cho trẻ sẽ giúp con đi ngoài dễ dàng hơn.
- Cha mẹ thực hiện xoa miệng chữa táo bón cho con 2 – 3 lần/ngày, sau 1 – 2 ngày tình trạng táo bón không cải thiện thì nên tìm hiểu các phương pháp khác.
>>>>>Xem thêm: Hơi thở mùi táo chín: Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Ngoài những lưu ý trên, để việc điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả hơn, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn vì nước có thể giúp làm mềm phân và giúp đại tiện dễ dàng hơn. Cha mẹ cũng nên bổ sung thêm các món rau củ, trái cây, thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho con để giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa. Khuyến khích con vận động nhiều hơn thông qua luyện tập các bài tập thể dục giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Trên đây là những thông tin về phương pháp xoa miệng chữa táo bón. Nhìn chung cách này có tác dụng với tình trạng táo bón nhẹ ở trẻ. Mặc dù vậy cha mẹ không nên chỉ dùng 1 cách này mà nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Tình trạng táo bón nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho con khi không đi vệ sinh được.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể