Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không?

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ là thời điểm vàng để các bác sĩ có thể đánh giá những nguy cơ về dị tật trên cơ thể thai nhi. Do đó, sẽ có nhiều xét nghiệm bắt buộc mẹ bầu cần thực hiện trong giai đoạn này. Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc rằng xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? Chúng ta cùng đi tìm đáp án nhé!

Bạn đang đọc: Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm dị tật thai nhi là một trong những xét nghiệm sàng lọc phổ biến hiện nay nhằm phát hiện những bất thường trong cơ thể trẻ và nắm được tình trạng sức khoẻ của mẹ. Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn liệu xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không và xét nghiệm này bao gồm những xét nghiệm gì? Kenshin sẽ giúp bạn trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12

Sau khi trải qua 12 tuần thai kỳ, lúc này thai nhi đã có nhiều sự phát triển, bé có thể nặng khoảng 14 – 28g và dài khoảng 3 – 5cm. Một số cơ quan đang dần được hình thành như tim, gan, thận, đầu. Đặc biệt, ống thần kinh đã bước vào giai đoạn hình thành phát triển, hệ xương cũng trở nên cứng cáp hơn, khuôn mặt bé cũng dần hoàn thiện và rõ nét hơn.

Bé bắt đầu có những phản xạ đầu tiên như nuốt, đá chân, lật người,… có thể quan sát thông qua hình ảnh siêu âm. Tại thời điểm này, bác sĩ đã có thể phát hiện nhịp tim của thai nhi thông qua máy Doppler.

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? 1

Hình ảnh sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12

Ở tuần thứ 12, thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện nên việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trong giai đoạn này có thể mang lại kết quả tương đối chính xác. Ngoài siêu âm, bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật để đảm bảo mẹ sẽ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Các xét nghiệm thực hiện ở thai nhi tuần thứ 12

Khám thai ở tuần thứ 12 có thể xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ sẽ được xét nghiệm và khám sàng lọc trước sinh để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, kiểm tra thai nhi có mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể không, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật, sàng lọc các bệnh di truyền gen lặn (thiếu men G6PD, thalassemia, dị ứng sữa…).

Một số dị tật thai nhi có thể mắc phải như: Hội chứng Down, Patau, Edwards,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm nhóm máu, tổng phân tích tế bào máu, kiểm tra đường trong máu, xét nghiệm nước tiểu, các bệnh truyền nhiễm,…

Sau khi được thăm khám, sàng lọc kỹ càng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và phương án can thiệp kịp thời đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé. Những đứa trẻ dị tật được sinh ra sẽ gặp nhiều khó khăn cho chính bản thân bé, gia đình và xã hội. Các xét nghiệm này góp phần nâng cao tỷ lệ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Các xét nghiệm cần được thực hiện ở tuần thứ 12 của thai kỳ bao gồm:

Siêu âm sàng lọc

Siêu âm thường được thực hiện nhiều lần vào các tuần khác nhau của thai kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng có thể quan sát được sự trưởng thành qua từng ngày của bé. Vào tuần thai thứ 12, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp siêu âm sàng lọc 5D để:

  • Kiểm tra độ mờ da gáy thông qua lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ của bé, từ đó có thể phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Có nhiều căn cứ để dự đoán chính xác hơn về thời gian dự sinh.
  • Xác định chính xác số lượng bào thai, bánh nhau. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn về cách chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt,… sao cho tốt nhất cho mẹ và bé.
  • Đánh giá được cấu trúc giải phẫu của thai nhi, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim bẩm sinh.
  • Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật cho mẹ bầu để tránh được các nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển hay tử vong thai.
  • Hỗ trợ phát hiện, sàng lọc một số bệnh lý khác như bệnh về tuyến giáp, đái tháo đường, tan máu bẩm sinh,…

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? 2

Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi qua từng tuần

Xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh là một trong những xét nghiệm đặc biệt quan trọng. Hai nhóm máu đóng vai trò quan trọng trong việc truyền máu. Mặc dù hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh (Rhesus – nhóm kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt hồng cầu) tương đối hiếm gặp. Nếu có sự bất đồng về nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi sẽ dẫn đến hiện tượng tán huyết gây nguy hiểm cho bé. Xét nghiệm sàng lọc nhóm máu ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ này và có biện pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu cũng là một trong những xét nghiệm cơ bản cần thực hiện ở mẹ bầu 12 tuần. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết được:

  • Số lượng hồng cầu có trong máu, có thể phát hiện kịp thời tình trạng thiếu máu của mẹ bầu và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo sự an toàn cho thai phụ.
  • Số lượng bạch cầu trong máu, giúp phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý nhiễm trùng ở bà bầu.
  • Số lượng tiểu cầu trong máu, hỗ trợ xác định khả năng đông máu của mẹ bầu. Điều này giúp bác sĩ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sinh con về sau của mẹ bầu.

Xét nghiệm nước tiểu

Tiểu đường đường thai kỳ không còn là một bệnh quá xa lạ đối với mọi người đặc biệt là các mẹ bầu. Bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, có thể giảm tình trạng bệnh thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mỗi ngày. Lượng đạm trong nước tiểu cao hơn bình thường có thể là một chỉ dấu cho bệnh nhiễm trùng hoặc có thể đi kèm với bệnh lý cao huyết áp. Lúc này bác sĩ cần có những biện pháp can thiệp, đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Viêm gan B có gây ung thư không?

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? 3
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiều bệnh lý quan trọng

Xét nghiệm dị tật thai nhi

Xét nghiệm dị tật thai nhi áp dụng các phương pháp tiên tiến giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể bé. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay.

  • Double Test: Thường được thực hiện kết hợp với siêu âm độ mờ da gáy. Tiến hành lấy máu của sản phụ để định lượng nồng độ hCG tự do và PAPP-A của thai phụ. Double Test có thể tìm ra nguy cơ mắc Hội chứng Down, Edwards, Patau.
  • Triple Test: Xét nghiệm này giúp khẳng định lại kết quả xét nghiệm Double Test thông qua 3 thông số hCG, AFP và Estriol. Xét nghiệm có thể phát hiện các bệnh dị tật ống thần kinh, hội chứng Down, Edwards
  • NIPT: Đây là xét nghiệm sàng lọc hiện đại nhất hiện nay, với độ chính xác lên đến 99%. Dựa trên ADN tự do trong máu mẹ để thực hiện giải trình tự ADN, từ đó có thể đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? 4

NIPT là xét nghiệm sàng lọc hiện đại nhất hiện nay

Xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng

Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ phát hiện và chẩn đoán được các bệnh truyền nhiễm nguy cơ lây qua thai nhi. Các bệnh này có độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tính mạng của thai nhi. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể gặp phải như: HIV, giang mai, lậu, viêm gan B,… Nếu bệnh phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị kịp thời và lời khuyên tốt nhất cho mẹ.

Xét nghiệm Rubella IgM và IgG

Nếu mẹ bầu nhiễm Rubella trong 12 tuần đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc Rubella bẩm sinh sẽ khá cao, gây ra các biến chứng như mù, điếc, tật não nhỏ,… Thai phụ cần xét nghiệm sàng lọc sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho con.

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không?

Mẹ bầu ở tuần thứ 12 cần thực hiện rất nhiều xét nghiệm quan trọng. Trong đó, một số kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm Double Test,… Sau khi ăn uống kết quả đường huyết thường sẽ tăng cao, điều này có thể gây ra kết quả chẩn đoán sai, ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch điều trị cho mẹ bầu.

Để đảm bảo độ chính xác cao nhất của kết quả xét nghiệm, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nhịn ăn. Thời gian nhịn ăn tốt nhất là khoảng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Mẹ nên chọn xét nghiệm vào buổi sáng, sau đó mẹ có thể ăn nhẹ để tránh bị hạ đường huyết, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? 5

>>>>>Xem thêm: Tĩnh mạch dưới lưỡi màu đen có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ nguy hiểm?

Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không?

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu 12 tuần tuổi nên thực hiện các xét nghiệm và khám sàng lọc các nguy cơ có thể mắc phải để đảm bảo sự phát triển toàn diện và an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Việc phát hiện sớm các bệnh lý có thể sẽ hạn chế nhiều tác động xấu đến thai nhi, giúp bác sĩ có thể đưa ra những kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, khi mẹ bầu nắm rõ thông tin về xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không sẽ góp phần giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, đảm bảo kết quả chính xác hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *