Xét nghiệm ADN bằng móng tay có những ưu và nhược điểm gì?

Với sự tiến bộ của y học, việc xét nghiệm ADN huyết thống đã trở nên chính xác tới mức tuyệt đối. Có rất nhiều loại mẫu có thể được sử dụng để xét nghiệm, bao gồm cả móng tay.
Bài viết cung cấp thông tin về xét nghiệm ADN bằng móng tay và những ưu – nhược điểm của phương pháp này.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm ADN bằng móng tay có những ưu và nhược điểm gì?

Xét nghiệm ADN (Axit DeoxyriboNucleic) huyết thống được biết đến là xét nghiệm thuộc lĩnh vực di truyền trong y học hoặc phục vụ công tác điều tra hình sự. Đây là phương pháp xét nghiệm phân tích gen nhằm xác định quan hệ huyết thống giữa những người tham gia. Vậy xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể xác định được những mối quan hệ huyết thống nào? Phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì?

Tổng quan về phương pháp xét nghiệm ADN

ADN là thông tin di truyền được mã hóa trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, do đó có rất nhiều loại mẫu có thể được sử dụng để xét nghiệm, như máu, tóc, móng tay, răng, niêm mạc miệng và thậm chí là bàn chải đánh răng.

Xét nghiệm ADN huyết thống bằng móng tay có độ chính xác lên đến 99,99%, không kém gì so với các loại mẫu khác, vì vậy bạn không cần lo lắng về vấn đề xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không. Hơn nữa, việc lấy mẫu móng tay và bảo quản nó còn dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại mẫu khác.

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể xác định được những mối quan hệ huyết thống nào?

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể giúp kết luận được các mối quan hệ huyết thống sau:

  • Xác định quan hệ cha và con ruột, mẹ và con ruột.
  • Xác định quan hệ huyết thống không trực tiếp: Bên ngoại (bà ngoại và cháu, bác gái/dì và cháu, anh chị em cùng mẹ); bên nội (ông nội và cháu trai, bác trai và cháu trai, bà nội và cháu gái).

Xét nghệm ADN bằng móng tay 02

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể xác định được quan hệ huyết thống không trực tiếp

Các bước thực hiện xét nghiệm ADN bằng móng tay

Để lấy mẫu móng tay cho xét nghiệm ADN, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Bước 2: Vệ sinh dụng cụ cắt móng tay.
  • Bước 3: Sử dụng phong bì hoặc giấy A4 trắng để gói mẫu. Không sử dụng túi nilon.
  • Bước 4: Cắt móng tay trên tờ giấy trắng sạch sẽ rồi gom lại và bỏ vào túi đựng mẫu.
  • Bước 5: Ghi thông tin cá nhân của người cần xét nghiệm lên túi đựng mẫu.

Lưu ý khi cắt móng tay:

  • Móng tay cần được cắt sát với phần da của ngón tay.
  • Nếu nhờ người khác cắt thì không để người đó tiếp xúc trực tiếp với mẫu móng tay.
  • Khi lấy mẫu móng tay cho trẻ em, hãy cẩn thận để không gây tổn thương cho bé.

Ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm ADN móng tay

Xét nghiệm ADN bằng móng tay là lựa chọn tốt trong những trường hợp ở xa trung tâm xét nghiệm hoặc vì một số lý do cá nhân khác.

Ưu điểm

Một số ưu điểm của phương pháp có thể kể đến bao gồm:

  • Độ chính xác cao: Nhiều người lo ngại không biết xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không. Thì theo các nghiên cứu, kết quả của xét nghiệm này chính xác đến 99,999999%.
  • Thuận tiện: Có thể tự lấy mẫu tại nhà.
  • Dễ bảo quản: Mẫu móng tay có thể được bảo quản trong thời gian dài nếu được bảo quản đúng cách.
  • Tế nhị: Có thể lấy mẫu một cách bí mật nếu có nghi vấn về quan hệ huyết thống.

Nhược điểm

Mặc dù việc xét nghiệm ADN bằng móng tay có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số hạn chế nhất định:

  • Có thể có nhầm lẫn khi thu mẫu: Trong quá trình tự lấy mẫu tại nhà, có thể có sự lẫn lộn giữa móng tay của người này với người khác, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác. Vì vậy, bạn cần phải cẩn thận khi lấy mẫu từng người một để tránh nhầm lẫn.
  • Dễ thất lạc: Do kích thước nhỏ và màu sắc không đặc trưng, mẫu móng tay rất dễ bị thất lạc.

Tìm hiểu thêm: Chức năng của dây thần kinh chày

Xét nghệm ADN bằng móng tay 03
Ưu – nhược điểm của phương pháp xét nghiệm ADN bằng móng tay

Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm ADN móng tay

Vậy là bạn đã biết được xét nghiệm ADN bằng móng tay được thực hiện như thế nào và có thể xác định được các mối quan hệ huyết thống nào, dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện xét nghiệm ADN móng tay:

Kết quả xét nghiệm ADN móng tay có được dùng trong các giấy tờ hành chính không?

Xét nghiệm ADN bằng móng tay là một trong những xét nghiệm giúp xác định quan hệ ruột thịt. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm ADN móng tay không được công nhận trong các thủ tục, giấy tờ hành chính như:

  • Làm giấy khai sinh cho con nhỏ trong trường hợp bố mẹ chưa đăng ký kết hôn.
  • Xác định quyền nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn.
  • Làm các thủ tục nhận con bị thất lạc sau nhiều năm.
  • Thủ tục thừa kế.
  • Làm giấy tờ xin cấp Visa.

Xét nghiệm ADN bằng móng tay 04

>>>>>Xem thêm: Những cách giảm cân sai lầm bạn không nên tin

Xét nghiệm ADN bằng móng tay không được công nhận trong các thủ tục hành chính

Xét nghiệm ADN móng tay mất bao lâu để có kết quả?

Thời gian để có kết quả xét nghiệm ADN móng tay khá nhanh, chỉ từ vài tiếng đến vài ngày. Tuy nhiên, thời gian trả kết quả phụ thuộc vào khách hàng. Nếu khách hàng đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại bệnh viện hoặc qua internet, kết quả sẽ được trả về ngay sau khi hoàn thành xét nghiệm. Nếu khách hàng ở xa và sử dụng hình thức gửi qua đường bưu điện, thì có thể mất thêm thời gian vận chuyển.

Vậy là bài viết đã cung cấp thông tin xét nghiệm ADN bằng móng tay có ưu và nhược điểm gì, xác định được quan hệ huyết thống nào. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện xét nghiệm ADN bằng các mẫu như tóc, máu, da, móng tay hay cuống rốn,… Thông thường, xét nghiệm ADN xác định các mối quan hệ huyết thống trực hệ như mẹ – con hay bố – con từ mẫu xét nghiệm được cung cấp. Trong khi các quan hệ máu mủ không trực hệ như ông nội/chú/bác/cậu – cháu trai thì quá trình phân tích gen phải được thực hiện trên nhiễm sắc thể Y, do đó chi phí sẽ cao hơn bình thường.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không?
  • Độ mờ da gáy bình thường có cần làm Double Test nữa hay không?
  • Làm xét nghiệm Double Test có biết được trai hay gái không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *