Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?

Một trong những mẫu phẩm phổ biến nhất được sử dụng để xét nghiệm ADN là máu. Vậy xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?

Máu là nơi chứa một hàm lượng lớn ADN. Đây là căn cứ quan trọng để xác định huyết thống giữa những người tham gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cách xét nghiệm ADN và liệu xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp này, còn chần chờ gì mà không cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?

“Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, độ chính xác khi xét nghiệm ADN bằng máu có thể lên đến 99.99999998%. Nguyên nhân là do máu là một trong những mẫu phẩm chứa hàm lượng ADN lớn nhất nên các chuyên viên kỹ thuật có thể dễ dàng quan sát và phân tích. Không những vậy, các phân tử ADN cũng có độ ổn định cao, ít bị biến tính nên ít có khả năng làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Ngày nay, phương pháp này còn có thể xét nghiệm huyết thống thai nhi ngay từ giai đoạn mang thai. Khi còn nằm trong bụng mẹ, em bé cũng cần trao đổi chất để phát triển. Quá trình này được diễn ra kéo theo hoạt động đào thải các đoạn ADN ra ngoài. Như vậy, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi bằng máu ngoại vi của người mẹ ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ.

Phương pháp này không chỉ có độ chính xác cao mà còn an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, vượt trội hơn hẳn các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi truyền thống là: Chọc ối và sinh thiết gai nhau.

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không - Đọc ngay! 1

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không? Câu trả lời là có

Cách lấy mẫu máu xét nghiệm ADN tại nhà

Bên cạnh vấn đề xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không, nhiều người cũng thắc mắc về cách lấy mẫu máu xét nghiệm ADN tại nhà.

Để quá trình xét nghiệm diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn, người tham gia có thể chủ động lấy mẫu máu tại nhà và gửi đến các trung tâm xét nghiệm. Với những người có tiền sử ghép tủy hoặc mới truyền máu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xét nghiệm ADN bằng máu để tránh kết quả sai lệch. Cụ thể:

  • Bước 1: Bạn liên hệ với cơ sở xét nghiệm để nhận dụng cụ lấy mẫu. Bộ dụng cụ lấy mẫu máu bao gồm: Giấy FTA, cồn sát khuẩn, bông gạc vô trùng, kim chích tiệt trùng và phong bì để đựng mẫu thẻ thu mẫu.
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin lên phong bì đựng mẫu và thẻ thu mẫu máu để tránh nhầm lẫn khi trả kết quả xét nghiệm.
  • Bước 3: Bạn vệ sinh tay sạch sẽ và lau khô để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào dụng cụ.
  • Bước 4: Bẻ gập phần bìa che phủ mảnh giấy FTA để tạo thành hình bậc thang, giúp việc thấm máu vào giấy dễ dàng hơn, máu dễ phơi khô và không bị lan ra bìa của thẻ thu mẫu.
  • Bước 5: Sát trùng đầu ngón tay lấy máu (thường là ngón áp út) bằng bông cồn.
  • Bước 6: Khi cồn khô, bạn dùng kim chích vào đầu ngón tay. Đồng thời, bóp nhẹ để nặn máu ra.
  • Bước 7: Khi giọt máu to khoảng bằng hạt đậu, bạn thấm máu vào giữa miếng giấy FTA, để máu tự lan ra cho đến khi tự khô.
  • Bước 8: Đựng mẫu phẩm vào phong bì và gửi về trung tâm xét nghiệm.

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không - Đọc ngay! 2

Bạn nên sử dụng bộ kit xét nghiệm ADN chuyên nghiệp

Mẹo nhỏ để thu mẫu máu xét nghiệm ADN dễ dàng

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp việc thu mẫu máu trở nên dễ dàng hơn mà bạn không thể bỏ qua!

  • Khởi động trước khi lấy máu: Trước khi thu mẫu, bạn nên đứng dậy, lắc hoặc vẫy tay để máu chảy dần xuống đầu ngón tay.
  • Thả lỏng cơ thể: Để xuôi tay trong quá trình lấy máu sẽ giúp máu lưu thông và dễ lấy hơn.
  • Đợi giọt máu đủ lớn rồi mới thấm vào giấy FTA: Nếu thấm máu quá sớm, bạn sẽ phải tiếp tục nặn máu, khiến cho máu ở bề mặt đông lại và khó chảy ra hơn.
  • Chích máu lệch về bên trái hoặc bên phải của ngón tay: Đầu ngón tay là nơi chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên chích máu ở vị trí này có thể khiến bạn cảm thấy đau nhói, khó chịu.
  • Đối với trẻ sơ sinh, nên lấy máu ở vị trí gót chân.

Tìm hiểu thêm: Có nên xịt nước hoa vào vùng kín phụ nữ hay không?

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không - Đọc ngay! 3
Bạn nên lấy máu ở gót chân của trẻ sơ sinh để xét nghiệm ADN

Cần lưu ý gì khi lấy máu xét nghiệm ADN?

Để tránh sai lệch kết quả xét nghiệm, bạn cũng cần ghi nhớ kỹ những lưu ý quan trọng sau:

  • Mẫu phẩm được sử dụng để xác định huyết thống của thai nhi là máu tĩnh mạch của mẹ, không phải máu ở đầu ngón tay. Phương pháp này không thể tự thực hiện ở nhà nên mẹ bầu cần có sự hỗ trợ của các chuyên viên kỹ thuật tại trung tâm xét nghiệm.
  • Chỉ nên xét nghiệm ADN bằng máu sau khi ghép tủy và truyền máu ít nhất 3 tháng.
  • Nếu không có bộ kit chuyên dụng, bạn có thể thấm máu vào gạc cotton, vải hoặc tăm bông y tế đã được tiệt trùng.
  • Không chạm tay vào dụng cụ thấm máu như: Gạc, thẻ, tăm bông, vải,… để tránh bụi bẩn, mồ hôi lẫn vào mẫu phẩm.
  • Gửi mẫu phẩm về trung tâm xét nghiệm sớm nhất có thể.

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không - Đọc ngay! 4

>>>>>Xem thêm: Bộ Y tế ra công văn khẩn yêu cầu giám sát chất lượng thuốc trị Covid-19

Kết quả xét nghiệm ADN bằng mẫu máu sẽ được nhận sau 3 – 4 ngày

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi: “Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?”. Tốt nhất, bạn nên đến những trung tâm xét nghiệm uy tín để được tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất nhé!

Xem thêm:

  • Có thể xét nghiệm ADN bằng nước bọt không?
  • Những điều cần biết về xét nghiệm ADN ông cháu
  • Xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng: Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *