Xạ trị ung thư não có tốt không? Một số phương pháp xạ trị ung thư não

Ung thư não là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, để lại nhiều di chứng thậm chí có khả năng gây tử vong. Do đó cần có biện pháp điều trị thích hợp mà một trong số đó là xạ trị ung thư não. Vậy xạ trị ung thư não có tốt không, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Xạ trị ung thư não có tốt không? Một số phương pháp xạ trị ung thư não

Một trong các cách điều trị ung thư là phương pháp xạ trị. Mục tiêu của phương pháp này là nhằm loại bỏ các tế bào ung thư trong não. Vậy xạ trị ung thư não có tốt không, cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Xạ trị ung thư não là gì?

Xạ trị ung thư não là phương pháp điều trị bệnh ung thư não sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư sau khi đã thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc những trường hợp không thể thực hiện cắt bỏ khối u. Xạ trị sử dụng sóng năng lượng cao như tia X, tia gamma, chùm proton hay chùm electron nhằm tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn các tế bào ung thư. Ung thư là các tế bào đột biến, có khả năng phân chia và phát triển nhanh hơn so với các tế bào thông thường khác. Chính vì vậy, xạ trị sẽ cắt đứt các ADN của tế bào thành những đoạn nhỏ ngăn cản chúng phân chia và phát triển trong não bộ.

xa-tri-ung-thu-nao-co-tot-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 1.webp

Xạ trị ung thư não là phương pháp điều trị ung thư não sử dụng bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư

Xạ trị ung thư não có tốt không?

Xạ trị ung thư não là phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định áp dụng khi điều trị bệnh dựa theo tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Tuy vậy, xạ trị ung thư não có tốt không vẫn còn là nỗi lo không chỉ của riêng bệnh nhân mà còn đối với những người có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Xạ trị ung thư não có tác dụng cục bộ tại vị trí có tế bào ung thư chính vì vậy phương pháp xạ trị sẽ vô nghĩa nếu sử dụng cho các tế bào ung thư ác tính đã di căn đến nhiều nơi. Phương pháp này sẽ thực sự hiệu quả nếu áp dụng trong trường hợp khối u lành tính hay bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phương pháp xạ trị ung thư não thường được chỉ định thực hiện trong trường hợp:

  • Hỗ trợ sau phẫu thuật, xạ trị giúp loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật điều trị ung thư não.
  • Phương pháp điều trị chính khi bệnh nhân không lựa chọn thực hiện phẫu thuật do sức khỏe yếu, không muốn thực hiện phẫu thuật,…
  • Làm giảm triệu chứng của bệnh nhân khi bị u não di căn hoặc giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi bị ung thư não thì không nên áp dụng phương pháp xạ trị vì có thể để lại tác dụng phụ lâu dài đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Thay vào đó, trẻ nên được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị.

xa-tri-ung-thu-nao-co-tot-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 2.webp

Phương pháp xạ trị ung thư não có tốt không là thắc mắc của rất nhiều người

Các phương pháp xạ trị ung thư não

Nếu áp dụng phương pháp xạ trị ung thư não với liều cao có thể làm hỏng mô não bình thường gần khối u, vì vậy bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng tia bức xạ đến khối u phù hợp để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến các vùng não lân cận. Một số kỹ thuật thường được lựa chọn để điều chỉnh cường độ của các tia bức xạ chính xác hơn như:

Xạ trị ung thư não ba chiều (3D-CRT)

Đây là phương pháp cho phép xác định chính xác vị trí khối u trong não, các chùm tia bức xạ được tạo ra và nhắm vào khối u từ các hướng khác nhau. Ưu điểm của liệu pháp này là tạo ra chùm tia hội tụ cường độ cao tại vị trí có khối u nhưng ít ảnh hưởng đến các mô xung quanh.

Xạ trị điều biến cường độ (IMRT)

Đây là phương pháp xạ trị 3D tiên tiến cùng với việc định hình các chùm tia và nhắm vào khối u từ nhiều góc độ, cường độ chùm tia có thể được điều chỉnh để hạn chế liều cao tác động đến mô bình thường và phù hợp với độ nhạy cảm của não.

Xạ trị chùm tia proton

Đây là phương pháp tập trung chùm tia proton vào khối u. Chùm tia proton chỉ giải phóng năng lượng tại vị trí khối u và sau khi đi xa khối u được một khoảng cách nhất định nào đó. Điều này giúp giảm thiệt hại cho các mô khi proton đi qua.

Tìm hiểu thêm: Top 5 dáng răng sứ đẹp, phù hợp với từng khuôn mặt bạn không nên bỏ qua

xa-tri-ung-thu-nao-co-tot-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 3.webp
Xạ trị chùm tia proton là phương pháp tập trung chùm tia proton vào khối u não

Xạ trị lập thể (SRT)

SRT là loại xạ trị cung cấp liều lượng bức xạ lớn, chính xác đến khu vực khối u trong 1 lần. Các chùm tia bức xạ tập trung vào vị trí khối u từ các góc khác nhau trong một thời gian ngắn. Mỗi chùm tia đều yếu nhưng chúng đều hội tụ tại khối u giúp liều phóng xạ cao hơn.

Một số tác dụng phụ thực hiện xạ trị ung thư não

Ngoài thắc mắc xạ trị ung thư não có tốt không thì nhiều người còn lo lắng thực hiện xạ trị có gây ra tác dụng phụ hay không? Đối với một phương pháp điều trị ung thư não nào thì bệnh nhân cũng phải đối mặt với tác dụng phụ của chúng, đặc biệt ở vùng não là cơ quan trung tâm của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, phương pháp xạ trị cũng để lại một số tác dụng phụ đối với bệnh nhân khi thực hiện điều trị bệnh như:

  • Tóc bệnh nhân bị rụng;
  • Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt;
  • Khô miệng, loét miệng;
  • Bị cứng hàm, gây khó nuốt;
  • Người bệnh trở nên cáu kỉnh và hay mệt mỏi.

Trường hợp thực hiện xạ trị sau một vài tuần thì bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng cơ thể buồn ngủ hoặc xuất hiện các triệu chứng khác liên quan đến hệ thần kinh như mất trí nhớ, thay đổi tính tình, mất tập trung, mô bị hoại tử sau phóng xạ hoặc tăng nguy cơ hình thành khối u khác trong não bộ.

Xạ trị ung thư não có tốt không 4

>>>>>Xem thêm: Việt quất đen thơm ngon và giàu dinh dưỡng như thế nào?

Xạ trị ung thư não có thể gây ra một số triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về xạ trị ung thư não cũng như có cho mình câu trả lời về vấn đề xạ trị ung thư não có tốt không. Trước khi tiến hành xạ trị, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về những ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện xạ trị ung thư não nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *