Chẩn đoán bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chữa trị. Và xạ hình xương là một trong những biện pháp giúp bác sĩ có những căn cứ tốt hơn để chẩn đoán bệnh.
Bạn đang đọc: Xạ hình xương: Phương pháp xét nghiệm bệnh hiệu quả
Các kỹ thuật xét nghiệm những hình thức đánh giá trạng thái sinh lý, chuyển hoá, trao đổi chất không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán bệnh. Xạ hình xương cũng là phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay được ứng dụng nhiều trong các bệnh viện. Vậy kỹ thuật này có vai trò cụ thể như thế nào?
Contents
Xạ hình xương là gì?
Xạ hình xương là kỹ thuật có tên tiếng anh là bone scan, là xét nghiệm chụp X-quang giúp chẩn đoán và theo dõi một số bệnh về xương. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này khi tìm không rõ nguyên nhân, nghi ngờ nhiễm trùng xương hay các chấn thương xương khó nhìn thấy trên kỹ thuật chụp X-quang tiêu chuẩn thông thường. Ngoài ra phương pháp này còn là lựa chọn để phát hiện ung thư đã di căn đến xương như ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Chụp xạ hình xương dựa trên nguyên lý các vùng xương bị tổn thương hay bị phá huỷ thường đi kèm với tăng tái tạo xương mà kéo theo đó là tăng chuyển hoá. Nếu như các hoá chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch có chuyển hóa tương đồng với canxi thì sẽ tập trung vào các vùng tăng tạo xương. Vậy nên bác sĩ sẽ phát hiện ra sự phát triển bất thường của khối u hay các vết gãy xương, tổn thương ở xương.
Cho đến nay, kỹ thuật xét nghiệm này có độ nhạy cao, tuy không đặc hiệu nhưng đây là phương pháp đánh giá được các trạng thái sinh lý, chuyển hoá và trao đổi chất của hệ xương khớp một cách chính xác nhất. Khả năng quét toàn bộ khung xương của phương pháp này rất có ích trong chẩn đoán gãy xương, viêm khớp, ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương, nhiễm trùng khớp.
Quy trình thực hiện xạ hình xương
Để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm này, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện quy trình như sau:
Trước khi thực hiện
Người bệnh cần phải hạn chế ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm. Nếu đang sử dụng thuốc có chứa bismuth hoặc đã thực hiện chụp X-quang bằng barium trong vòng 4 ngày, hãy thông báo cho bác sĩ để được can thiệp đúng cách. Tương tự, nếu người bệnh bị dị ứng với thuốc, các loại thuốc nhuộm tương phản hoặc latex thì phải báo với bác sĩ. Thực tế trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ chủ động thăm khám tình trạng sức khoẻ của bạn một cách tổng quát, hỏi về các tiền sử bệnh để biết bạn có đủ điều kiện xét nghiệm hay không.
Trong khi thực hiện
Xạ hình xương là thủ thuật thuộc khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân. Đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ đánh dấu vào tĩnh mạch. Tùy vào vị trí làm xạ hình mà lượng chất đánh dấu sẽ khác nhau:
- Tiêm chất đánh dấu: Chất phóng xạ sẽ được tiêm tĩnh mạch ở cánh tay của người bệnh. Một số hình ảnh có thể được ghi lại sau khi tiêm. Những hình ảnh chính được ghi 2 – 4 giờ sau đó để cho phép chất đánh dấu lưu thông và hấp thụ vào xương. Lúc này người bệnh có thể được khuyến khích uống nhiều nước trong khi chờ đợi.
- Quét chụp xạ hình: Người bệnh nằm trên bàn chụp và được một thiết bị kết nối máy ảnh chuyên biệt quét qua lại phía trên cơ thể. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp xạ hình 3 pha để đánh giá viêm tủy xương, viêm mô liên kết bao gồm một loạt các hình ảnh được chụp vào những thời điểm khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thận là gì? Các dấu hiệu bạn có thể mắc bệnh thận
Sau khi thực hiện
Xét nghiệm nhìn chung sẽ không gây tác dụng phụ gì và cũng không cần phải chăm sóc đặc biệt sau khi thực hiện. Độ phóng xạ từ các bộ quét thường sẽ hết hoàn toàn trong 2 ngày sau khi làm xạ hình. Kết quả được xem là bình thường khi hình chụp chất phóng xạ đánh dấu trải đều trong cơ thể. Kết quả là bất thường khi xuất hiện các điểm màu đậm nhạt khác nhau trên ảnh quét. Qua xét nghiệm này các căn bệnh như ung thư, viêm khớp, nhiễm trùng xương hầu hết đều được phát hiện.
Chụp xạ hình xương cần lưu ý gì?
Thực tế hầu hết các xét nghiệm được ứng dụng trong y học hiện nay đều có độ an toàn cao cho bệnh nhân. Với chụp xạ hình cũng vậy, hầu như bệnh nhân không hề ảnh hưởng bởi chất dẫn phóng xạ, chúng sẽ tự đào thải khỏi cơ thể người bệnh trong vòng 24 giờ và không hề để lại bất kỳ di chứng gì. Ngoài ra người bệnh không cần phải cách ly với người xung quanh. Triệu chứng để lại duy nhất có thể là sưng hoặc đau tại vị trí tiêm tĩnh mạch.
>>>>>Xem thêm: Collydexa có dùng được cho bà bầu không?
Xét nghiệm này tuyệt đối không thực hiện cho phụ nữ mang thai hay người đang cho con bú. Cho đến hiện nay, di căn ung thư vào xương không hiếm gặp và kết quả thể hiện trên ảnh chụp sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện ung thư. Ngoài ra để có cái nhìn rõ hơn về một số loại xương trong cơ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon để nhìn rõ hơn các dấu hiệu bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về xạ hình xương. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về bệnh và có cho mình những chuẩn bị cần thiết trước khi thực hiện xét nghiệm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể