Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào?

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không?

Bạn đang đọc: Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào?

Bệnh viêm niệu đạo nữ rất dễ tái phát, gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Đây chính là lý do vì sao “Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không?” là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Có thể điều trị căn bệnh này bằng phương pháp nào? Viêm niệu đạo bao lâu thì khỏi? Tất cả những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo nữ

Niệu đạo nữ có cấu trúc rất ngắn, chỉ khoảng 3 – 4cm nên rất dễ bị viêm nhiễm khi có sự xâm nhập của các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Viêm niệu đạo nữ xuất hiện do sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu và bàng quang.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới:

  • Viêm bàng quang: Đây là hậu quả của việc vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli) xâm nhập vào vùng kín.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Theo một số nghiên cứu mới đây cho biết một số tư thế giao hợp có khả năng gây viêm bàng quang. Ngoài ra, chị em cũng có nguy cơ cao bị viêm niệu đạo khi quan hệ với người bị viêm đường tiết niệu.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Người bệnh bị ốm nặng, khiến cho sức khỏe bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus lây lan. Từ đó, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm tử cung, viêm phần phụ,… Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ vô sinh ở nữ giới.

Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào? 1

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nữ giới

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới

Các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo thường không rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn căn bệnh này với những bệnh lý phụ khoa khác. Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm niệu đạo, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dưới nhiều lần.
  • Cơ thể bị nóng, sốt.
  • Số lần đi tiểu tăng lên bất thường, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau, buốt, khó chịu khi đi tiểu.
  • Loạn khuẩn niệu đạo là một trong những biến chứng thường gặp của căn bệnh viêm niệu đạo. Nó đi kèm với tình trạng khí hư nhiều, có mùi tanh hôi, khó chịu và có dạng nhầy.
  • Nước tiểu có thể có mùi, xuất hiện nhầy, mủ. Lúc này, tình trạng viêm niệu đạo đã trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào? 2

Viêm niệu đạo nữ sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường

Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không?

Để giải đáp cho thắc mắc: “Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Căn bệnh này không thể tự chữa lành được. Để bệnh viêm niệu đạo khỏi dứt điểm, bệnh nhân cần phải điều trị bằng kháng sinh hoặc các phương pháp khác. Nếu để quá lâu, bệnh sẽ chuyển biến nặng lên, gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiễm trùng các cơ quan lân cận như: Suy thận, viêm bàng quang, viêm phụ khoa, viêm vòi trứng,…
  • Làm suy giảm chức năng của cơ quan sinh sản.
  • Gây hẹp niệu đạo: Những nốt mụn xuất hiện do tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo lâu ngày sẽ để lại sẹo, khiến cho lỗ niệu đạo bị hẹp. Biểu hiện của chứng hẹp niệu đạo là người bệnh bị tiểu khó, tiểu buốt, ít nước tiểu,…
  • Gây suy thận: Viêm niệu đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Mặc dù bệnh suy thận gây ra do niệu đạo bị viêm khá hiếm thấy, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Làm giảm chất lượng đời sống tình dục, gây đau rát khi quan hệ. Người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, e ngại, không dám gần gũi bạn tình.
  • Nếu bị viêm niệu đạo khi mang thai, thai nhi cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ mẹ. Thai nhi lúc này rất dễ bị chết lưu, nhiễm trùng hoặc mang thai ngoài tử cung.
  • Làm tăng tỷ lệ vô sinh: Tình trạng viêm niệu đạo ở nữ giới khiến cho tinh trùng khó gặp được trứng để thụ tinh và tạo thành bào thai.

Tìm hiểu thêm: Điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên như thế nào?

Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào? 3
Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Câu trả lời là không

Cách chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo ở nữ

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm niệu đạo ở nữ, các bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định áp dụng thêm một số các xét nghiệm cần thiết như:

  • Các loại xét nghiệm thường quy: Xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu,…giúp bác sĩ đánh giá được tổng quan sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp niệu đạo có viêm nhiễm, nước tiểu thường sẽ xuất hiện bạch cầu và phản ứng nitrit dương tính.
  • Soi cặn lắng nước tiểu: Bằng mẫu phẩm nước tiểu thu được từ người bệnh, bác sĩ có thể quan sát thấy vi khuẩn trong nước tiểu thông qua kính hiển vi.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử: Ở những bệnh nhân bị viêm niệu đạo lâu ngày không khỏi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm PCR để biết chính xác loại vi khuẩn gây bệnh. Khi đã biết được chính xác tác nhân gây nhiễm bệnh, quá trình điều trị sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào? 4

Viêm niệu đạo nữ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu

Điều trị bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới như thế nào?

Bên cạnh thắc mắc: “Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không?”, người bệnh cũng cần quan tâm đến phương pháp điều trị bệnh viêm niệu đạo. Hiện nay, cách chữa viêm niệu đạo phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc chuyên biệt được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo là: Thuốc kháng sinh, kháng virus, thuốc Tetracyclin, Doxycyclin, Erythromycin, Ofloxacin,…

Nếu bệnh nhân bị viêm niệu đạo do nấm Candida, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc fluconazol cho bệnh nhân. Đây là một loại thuốc kháng nấm hiệu quả, giúp điều trị tận gốc loại nấm gây nhiễm.

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới?

Để bệnh viêm niệu đạo không còn tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần ghi nhớ những phương pháp phòng ngừa đơn giản mà vô cùng hiệu quả sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục với nhiều người và sử dụng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây qua đường tình dục.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là bộ phận sinh dục.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh một cách kịp thời.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế và bệnh viện y tế.
  • Nếu bản thân đã được chẩn đoán bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bạn cần thông báo ngay với người bạn đời để hạn chế nguy cơ lây nhiễm lan rộng.

Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không? Điều trị như thế nào? 6

>>>>>Xem thêm: Nhiễm Covid không triệu chứng – Nguồn lây bệnh thầm lặng trong cộng đồng

Bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh bị viêm niệu đạo nữ

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không?”. Niệu đạo liên quan mật thiết đến sức khỏe của bộ phận sinh dục. Vì thế, khi bị viêm niệu đạo, bạn nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe toàn diện của bản thân nhé!

Xem thêm:

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không hay phải cần điều trị?

Tình trạng ngứa niệu đạo là do mắc bệnh gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *