Trường hợp viêm niệu đạo không do lậu là bệnh lý đường tiết niệu khiến nhiều người khó chịu. Bệnh cũng nguy hiểm không kém so với trường hợp do lậu cầu khuẩn gây ra.
Bạn đang đọc: Viêm niệu đạo không do lậu có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo không do lậu là bệnh lý đường tiết niệu đặc trưng bởi tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt khó chịu. Bên cạnh đó, người mắc phải bệnh này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Vì vậy, việc am hiểu và phòng ngừa hiệu quả viêm niệu đạo không phải do lậu là vô cùng quan trọng.
Contents
Thế nào là viêm niệm đạo không do lậu?
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm niệu đạo. Điều này dẫn đến việc ai đó khi có dấu hiệu viêm niệu đạo thì lại lo sợ mình mắc phải bệnh lý sinh dục này.
Tuy nhiên, trên thực tế thì một số lượng không ít bệnh nhân mắc viêm niệu đạo không do lậu mà vì những nguyên nhân khác. Phần lớn trong những trường hợp trên là do Chlamydia gây ra. Tình trạng viêm niệu đạo thương gây sưng đỏ niệu đạo, khiến người bệnh khó đi vệ sinh và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống.
Một số nguyên nhân gây viêm niệu đạo không do lậu
Bệnh viêm niệu đạo không do lậu thường khởi phát do những tác nhân phổ biến sau đây:
- Quan hệ tình dục không lành mạnh và không có biện pháp bảo vệ;
- Do sự tích tụ và sinh sôi của vi khuẩn trong niệu đạo;
- Hẹp bao quy đầu;
- Vệ sinh chưa hợp lý bộ phận sinh dục;
- Bội nhiễm sau chấn thương hoặc sau một can thiệp phẫu thuật gần khu vực niệu đạo;
- Bị suy giảm miễn dịch;
- Bệnh nhân có đặt ống thông tiểu.
Trong các trường hợp trên, Chủng vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là một trong những nguyên nhân xâm nhập và gây hại dẫn đến viêm niệu đạo thường gặp nhất (30 – 50%). Ứng cử viên đứng thứ 2 là chủng Ureaplasma Urealyticun chiếm khoảng 10 – 40%.
Chlamydia là một loại vi khuẩn thường xuất hiện khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm. Chúng có thể lây truyền sau khi quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng.
Ngoài những chủng vi khuẩn trên, các loại vi sinh vật khác như Trichomonas Vaginalis, nhiễm Candida, Streptococcus, Staphylococcus saprophyticus, Herpes Simplex và Escherichia coli,… cũng là những tác nhân có thể kể đến góp phần gây ra tình trạng viêm niệu đạo không do lậu.
Các biểu hiện
Triệu chứng của viêm niệu đạo không phải do lậu khá giống với trường hợp viêm niệu đạo do lậu cầu. Các dấu hiệu sau đây thường xuất hiện sau khoảng 1 tháng ủ bệnh:
- Tiểu rắt;
- Tiểu lắt nhắt;
- Khó tiểu, bí tiểu;
- Thay đổi màu sắc nước tiểu, thường là đục hơn bình thường;
- Thân nhiệt tăng cao;
- Tiểu ra hồng cầu;
- Đau khi quan hệ tình dục.
Các dấu hiệu nếu không điều trị thì thường kéo dài hơn 1 tuần và cần sự can thiệp y tế. Không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của việc xông hơi bằng lá lốt và cách xông hơi bằng lá lốt đơn giản tại nhà
Cách chẩn đoán viêm niệu đạo có do lậu hay không?
Bác sĩ thường chẩn đoán viêm niệu đạo do lậu hay không dựa vào những thông tin sau:
- Tiền sử quan hệ tình dục không an toàn của người bệnh;
- Sự bất thường của nước tiểu;
- Cảm giác khi đi tiểu có khó khăn hơn bình thường hay không?
Sau đó, nếu nghi ngờ bị viêm niệu đạo thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân là do lậu cầu hay do các tác nhân khác. Một số phương pháp có thể kể đến bao gồm: Soi hoặc cấy dịch niệu đạo, phản ứng huyết thanh, nuôi cấy nước tiểu,…
Điều trị viêm niệu đạo không phải do lậu như thế nào?
Sau khi tìm được chính xác tác nhân gây ra tình trạng đang xét, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phác đồ phù hợp nhất. Hầu hết các trường hợp chỉ cần dùng các loại kháng sinh để điều trị. Người bệnh cần tuân thủ uống đúng, đủ, đều để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Bên cạnh việc uống thuốc, trong quá trình điều trị thì bệnh nhân viêm niệu đạo không do lậu cũng nên lưu ý:
- Bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục và điều trị phối hợp viêm âm đạo.
- Điều trị luôn cho cả bản thân và bạn tình để phòng ngừa nhiễm chéo.
- Không sử dụng thuốc kích thích và quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm niệu đạo.
- Trong trường viêm niệu đạo khi mang thai thì càng cần lưu ý tuân thủ theo bác sĩ. Bởi vì vi khuẩn từ niệu đạo nếu không kiểm soát tốt có thể truyền qua em bé. Hậu quả là việc điều trị lúc này sẽ trở nên vô cùng phức tạp và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Phương pháp phòng ngừa
Trên thực tế, viêm niệu đạo không phải do lậu hoàn toàn là một bệnh có thể phòng tránh dễ dàng. Sau đây là một số mẹo giúp bạn và gia đình tránh khỏi căn bệnh trên:
- Uống đủ nước: 2 – 2,5l nước mỗi ngày là con số phù hợp để cân bằng các hoạt động trong cơ thể cũng như thanh lọc các chất cặn bã và vi khuẩn theo đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu lâu hoặc uống ít nước khiến sự tích tụ vi khuẩn dễ diễn ra và là yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm niệu đạo.
- Nâng cao sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ nghỉ phù hợp và duy trì thói quen tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch. Đây chính là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể giúp chống lại các vi sinh vật gây hại.
- Quan hệ an toàn, chung thủy: Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tình dục an toàn chính là sử dụng bao cao su và chung thủy một vợ một chồng. Bên cạnh đó, hãy chủ động đăng ký kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
- Chú ý vệ sinh cá nhân: Nên vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên. Nếu tắm bồn thì cần vệ sinh thật sạch bồn tắm để tránh tích tụ vi khuẩn. Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo, đồ lót hoặc khăn tắm để tránh lây nhiễm bệnh.
- Ăn mặc thoải mái: Mặc quần áo thoải mái, có độ co giãn tốt. Tránh mặc đồ quá bó sát cơ thể rất dễ tích tụ các vi khuẩn gây hại. Đặc biệt là hãy vệ sinh đồ lót thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ viêm niệu đạo.
>>>>>Xem thêm: Cách giảm đau họng sau khi uống rượu hiệu quả
Trên đây là một số thông tin cơ bản của bệnh viêm niệu đạo không do lậu. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Tham khảo thêm những bài viết mới nhất tại Kenshin để có thể kiến thức phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Đo niệu động học bao gồm những bước gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể