Bệnh lý viêm khớp dạng thấp vị thành niên đang ngày một phổ biến, gây nên những triệu chứng khó chịu, đau nhức cho người bệnh, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày. Trong bài viết hôm nay, Kenshin xin chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin cần thiết về bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp vị thành niên và những điều cần biết
Viêm khớp dạng thấp nói chung và viêm khớp dạng thấp vị thành niên nói riêng là bệnh lý tự miễn, nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do hệ miễn dịch tấn công ngược các bao hoạt dịch khớp. Bệnh cần được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời, tránh kéo dài dẫn đến biến chứng nặng hơn.
Contents
Thế nào là viêm khớp dạng thấp vị thành niên?
Bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên là một trong những dạng bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến, thường xảy ra ở độ tuổi dưới 16 tuổi. Trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi có biểu hiện bị viêm khớp dạng thấp được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng có những tác động đến khả năng vận động của người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp vị thành niên đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như sưng, cứng khớp, đau nhức kéo dài, đặc biệt là khi đi lại, di chuyển, vận động liên quan đến khớp bị viêm. Bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên là bệnh tự miễn, tùy thuộc chủ yếu vào hệ miễn dịch của cơ thể.
Vì xuất hiện ở độ tuổi khá nhỏ, viêm khớp dạng thấp vị thành niên có thể gây những tác động xấu đến việc phát triển của trẻ. Một số vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng có liên quan đến viêm khớp dạng thấp vị thành niên như viêm mắt, tăng trưởng chậm, kém phát triển chiều cao.
Việc chữa trị viêm khớp dạng thấp vị thành niên cần được tiến hành ngay khi phát hiện bệnh, tránh trường hợp bệnh nặng hơn và gây biến chứng. Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu tập trung vào giảm đau, giảm triệu chứng và hỗ trợ người bệnh vận động linh hoạt hơn, giảm tối đa tác hại của bệnh đối với cơ thể.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm khớp dạng thấp vị thành niên
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp vị thành niên cũng giống các dạng viêm khớp dạng thấp khác, đều là bệnh tự miễn, gây ra bởi sự rối loạn tự miễn dịch. Với người bình thường, hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài nhưng ở người mắc bệnh tự miễn, một số vấn đề ở hệ miễn dịch khiến chúng tấn công ngược lại cơ thể, các bao hoạt dịch khớp bị viêm nhiễm dẫn đến viêm khớp dạng thấp vị thành niên.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác khiến hệ miễn dịch gặp vấn đề. Tuy nhiên, yếu tố được nhắc đến nhiều nhất và do di truyền, môi trường, chế độ sinh hoạt, làm việc,… Xác định đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp vị thành niên cao hơn cũng chưa được phát triển, người bệnh chỉ có thể nhận biết khi đã mắc bệnh và có các biểu hiện điển hình.
Về triệu chứng gây bệnh, viêm khớp dạng thấp vị thành niên gây các triệu chứng đặc biệt là đau, sưng tấy khớp, cứng khớp, nóng đỏ khớp,… một cách bất thường không rõ nguyên nhân. Cảm giác sưng đau thường nặng hơn vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc khi vận động mạnh, tác động đến vùng khớp bị viêm khớp dạng thấp.
Tìm hiểu thêm: Siêu bí kíp giúp tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì
Một số trường hợp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vị thành niên có thể sưng hạch bạch huyết, phát ban hoặc sốt không rõ nguyên nhân do phản ứng viêm nặng ở khớp. Việc vận động, đi lại của trẻ vị thành niên cũng bị hạn chế, có thể đi khập khiễng, thậm chí khó đi hoặc không đi được khi cơn đau tái phát.
Một vài trẻ khi bị viêm khớp dạng thấp vị thành niên có thể có biểu hiện bệnh mạn tính nhưng cũng có trường hợp bùng phát bệnh đột ngột, khi nặng có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ hoặc sự phát triển của cơ thể, xương khớp. Hầu hết các ca bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên đều cần kiểm soát tốt biểu hiện của bệnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, thuốc uống, vật lý trị liệu,…
Các dạng viêm khớp dạng thấp vị thành niên thường gặp
Viêm khớp dạng thấp vị thành niên được chia thành nhiều dạng, trong đó, phổ biến nhất là:
Thể ít viêm khớp: Dạng bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên thường gặp nhất, chiếm đến hơn 50% tổng số ca bệnh. Thể viêm khớp dạng thấp này thường chỉ ảnh hưởng đến tối đa 4 khớp, chủ yếu là các khớp lớn trên cơ thể.
Thể viêm đa khớp: Dạng viêm khớp dạng thấp vị thành niên này gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển của khớp, trong đó có cả các khớp lớn và khớp nhỏ trong cơ thể. Khoảng 30% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp vị thành niên thuộc thể viêm đa khớp.
Thể hệ thống: Đây là thể viêm khớp dạng thấp vị thành niên nghiêm trọng nhất, có thể gây sưng tấy, đau nhức, sốt cao,… liên tục trong thời gian dài. Người bệnh có thể nhận thấy phát ban nhẹ ở ngực hoặc đùi, các hạch bạch huyết cũng bị sưng to hơn so với thông thường.
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp vị thành niên
Công cuộc chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp cần được diễn ra sớm để ngăn ngừa biến chứng cũng như giảm thiểu triệu chứng cho người bệnh. Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp vị thành niên, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ,… để thấy rõ tổn thương, tình trạng viêm ở khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp vị thành niên chủ yếu dùng thuốc để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc corticosteroid,… Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định thêm vật lý trị liệu hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Phôi loại 2 có khả năng thụ thai không? Phôi loại 1,2,3 là gì?
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên cùng với một số thông tin về bệnh lý này. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị viêm khớp dạng thấp bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, cách chữa trị thích hợp nhất với bệnh tình và thể trạng của trẻ.
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể