Viêm bàng quang là một trong những bệnh thường gặp về viêm đường tiết niệu. Viêm bàng quang có thai được không chính là nỗi băn khoăn của không ít chị em hiện nay.
Bạn đang đọc: Viêm bàng quang có thai được không? Chị em không thể bỏ qua!
Mang thai là thiên chức mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng mong muốn có được. Đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang. Nếu vẫn chưa có được lời giải cho thắc mắc: “Viêm bàng quang có thai được không?”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở nữ giới
Viêm bàng quang là căn bệnh phổ biến ở nhiều độ tuổi và giới tính. Vì vậy, có một số lượng lớn chị em trong độ tuổi sinh nở mắc phải căn bệnh này. Điều này bắt nguồn từ cấu trúc niệu đạo của phụ nữ rất ngắn nên vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân sâu xa gây ra căn bệnh này là:
- Uống ít nước: Tiểu tiện quá ít khiến cơ thể khó đào thải vi khuẩn ra ngoài theo đường bài tiết nước tiểu. Vi khuẩn tích tụ một lượng lớn ở bàng quang sẽ làm tăng nguy cơ viêm bàng quang.
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Cản trở quá trình bài tiết chính là một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai. Không những vậy, việc sử dụng thường xuyên loại thuốc này còn làm mất cân bằng độ pH của môi trường âm đạo, phá hủy hàng rào tự nhiên bảo vệ vùng kín.
- Vệ sinh kém: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn tăng nhanh gây viêm bàng quang. Vì vậy, trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần lưu ý nên thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vệ sinh “cô bé”.
- Mặc đồ lót quá chật hoặc ẩm ướt: Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh: Vi khuẩn viêm bàng quang có thể lây nhiễm qua đường tình dục, nhất là khi không sử dụng bao cao su.
Triệu chứng viêm bàng quang ở nữ giới
Viêm bàng quang rất dễ nhận biết bởi khi phát bệnh, cơ thể của nữ giới sẽ ngay lập tức cảm nhận được những dấu hiệu bất thường. Đó là:
- Cảm thấy nóng rát vùng kín khi tiểu tiện;
- Đau thắt vùng bụng dưới trên xương mu;
- Tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác tiểu không hết;
- Nước tiểu có mùi hôi, màu đục, sẫm hoặc có lẫn máu;
- Sốt nhẹ thành từng đợt;
- Buồn nôn và nôn.
Viêm bàng quang có thai được không?
Ở độ tuổi sinh sản, nhiều chị em không khỏi lo lắng liệu viêm bàng quang có thai được không. Để trả lời cho thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Viêm bàng quang không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự thụ thai. Như vậy, chị em vẫn có thể mang thai như bình thường.
Tuy nhiên, nếu phát hiện bản thân mang thai trong giai đoạn mắc bệnh, bạn nên điều trị viêm bàng quang kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Bệnh tiến triển nặng sẽ gây tắc ống dẫn trứng, cản trở trứng và tinh trùng gặp nhau dẫn đến giảm khả năng mang thai, thậm chí là vô sinh.
Đồng thời, bạn cũng nên trao đổi lại với bác sĩ để xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, tránh làm gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Trụ implant nobel biocare là gì? Có an toàn không?
Cách điều trị viêm bàng quang
Câu trả lời cho thắc mắc viêm bàng quang có thai được không là có thể. Nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh viêm bàng quang hiện nay đã có thể được điều trị dứt điểm một cách dễ dàng. Tốt nhất, chị em nên điều trị hoàn toàn các dấu hiệu bệnh trước khi mang thai.
Tùy vào thể trạng của bệnh nhân, cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp điều trị sau:
Điều trị nội khoa
Người mắc bệnh viêm bàng quang thể nhẹ sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để tiêu diệt vi khuẩn. Thông thường, thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài trong 3 – 10 ngày. Bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm một cách rõ rệt, bệnh cũng không tiến triển nặng hơn.
Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc viêm bàng quang có dấu hiệu tái phát trở lại, bệnh nhân cần được phẫu thuật tạo hình lỗ niệu đạo. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ nhắc nhở bệnh nhân bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.
Điều trị kiểm soát triệu chứng
Để kiểm soát triệu chứng của bệnh, bạn không nhất thiết phải dùng đến thuốc Tây y. Bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà như: Tắm nước ấm, uống nhiều nước, chườm ấm vùng bụng,… để giảm cảm giác căng tức bụng dưới và đau bàng quang.
Viêm bàng quang kiêng ăn gì? Bên cạnh một số biện pháp trên, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…
>>>>>Xem thêm: Liệu bấm huyệt chữa ngủ ngáy không?
Bài viết trên chính là câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi: “Viêm bàng quang có thai được không?”. Hy vọng qua bài viết này, bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang đã có thêm hy vọng để được mang thai và có được thiên chức làm mẹ trong tương lai nhé!
Xem thêm: Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể