Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm amidan rất dễ tái phát vào mùa hè. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bị viêm amidan tái phát phải xử lý như thế nào?
Bạn đang đọc: Viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè – Xử lý như thế nào?
Viêm amidan là một bệnh lý hô hấp khá phổ biến và có nguy cơ cao tái phát vào mùa hè. Viêm amidan tái phát nhiều lần và thường xuyên có thể chuyển biến nghiêm trọng thành bệnh mãn tính. Vì thế nên người bệnh cần có những phương án hạn chế tình trạng viêm amidan tái phát để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Vậy tình trạng viêm amidan tái phát là gì?
Contents
Tình trạng viêm amidan tái phát là gì?
Amidan nằm ở vị trí ngã tư hầu họng, đây là cửa ngõ của hệ tiêu hóa và hô hấp. Amidan đảm nhiệm vai trò miễn dịch, nó là cơ quan bảo vệ của cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Viêm amidan tái phát là tình trạng tái đi tái lại của amidan, và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào.
Amidan đảm nhiệm vai trò miễn dịch
Quá phát là sự phản ứng của cơ thể làm cho amidan bị viêm và to ra, quá trình này thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngược lại, đối với người lớn tuổi, hiện tượng viêm amidan tái phát nhiều lần sẽ làm cho amidan xơ teo đi. Thể amidan teo đi cần được chú ý vì đó chính là nơi chứa đựng vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó gây ra các biến chứng nặng nề khác cho người bệnh.
Thông thường các bệnh lý đường hô hấp có triệu chứng tương đối giống nhau như nghẹt mũi, sổ mũi, sốt cao,… Trong đó, biểu hiện đặc trưng của amidan là đau họng. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với viêm họng. Vậy nên người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ viêm họng hay viêm amidan.
Ngoài ra, viêm amidan cấp tính còn có một số triệu chứng khác như amidan sưng đỏ, lưỡi gà phù nề, khó nuốt, hạch cổ sưng kèm sốt cao,… Còn thể mãn tính thường nhẹ nhàng hơn, thậm chí còn không có triệu chứng bên ngoài như tái phát cấp tính.
Viêm amidan tái phát có thể gây ra những biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân như:
- Viêm tấy xung quanh amidan, áp xe amidan, áp xe xung quanh amidan.
- Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.
- Viêm hạch, viêm khớp.
- Nhiễm trùng huyết.
- Amidan sưng quá to gây ảnh hưởng đến nuốt, hô hấp, phát âm.
Tại sao viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè?
Vị trí của amidan là ở hầu họng, chính là nơi giao nhau của 2 hệ thống thiết yếu là hô hấp và tiêu hóa. Chính vì vậy nên amidan rất dễ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Virus và liên cầu tan máu bêta nhóm A là tác nhân gây viêm amidan phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các tác nhân khác như phế cầu và H.influenzae có thể cấy từ họng của người bị bệnh viêm họng. Tình trạng nhiễm amidan tái phát nhiều lần là do sự kết hợp các tác nhân từ đời sống và yếu tố sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Liệu có phải hắt xì chỉ là cảm lạnh?
Tình trạng nhiễm amidan tái phát nhiều lầnKhi thời tiết vào hè, nhiệt độ tăng cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi, phát triển đồng thời tồn tại lâu hơn. Không những thế, thời tiết nắng gắt khiến cho cơ thể khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Từ đó làm cho sức đề kháng của cơ thể chúng ta bị giảm sút.
Song song với đó, còn có một số yếu tố làm tăng cơ hội phát triển mầm bệnh gây viêm amidan điển hình như:
- Khói bụi ô nhiễm ngoài đường phố.
- Thói quen thường xuyên uống nước lạnh, ăn đồ lạnh.
- Sử dụng điều hòa, quạt không đúng cách.
- Việc hút thuốc hay tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng làm tăng nguy cơ viêm amidan.
Dự phòng viêm amidan tái phát vào mùa hè như thế nào?
Mặc dù viêm amidan không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đời sống cũng như rất tốn kém chi phí điều trị. Khi viêm amidan chuyển biến thành mãn tính có thể cần phải cắt amidan. Để hạn chế tình trạng viêm amidan tái phát vào mùa hè, bạn cần phải chú ý một số điều sau:
- Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá.
- Hạn chế uống nước lạnh và các thực phẩm quá lạnh.
- Sử dụng quạt và điều hòa đúng cách. Không để hướng gió cố định và hướng trực tiếp vào họng. Đồng thời, không mở điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hay mở quạt với công suất lớn trong thời gian dài.
- Chữa trị triệt để các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm xoang,…
- Không tự ý uống thuốc kháng sinh vì nếu dùng kháng sinh không đúng dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và tái phát bệnh.
- Vệ sinh tốt mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi.
>>>>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn 2500 calo mỗi ngày như thế nào?
Phòng ngừa viêm amidan tái phát vào mùa hè với sản phẩm ViralezeNguyên nhân chính gây ra viêm amidan là do virus gây bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, để ngăn ngừa viêm amidan tái phát bạn cần khống chế sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng xịt mũi kháng virus Viraleze với thành phần chứa 1% Natri Astodrimer. Đây là hợp chất có khả năng bất hoạt virus đường hô hấp, đã được chứng minh qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các virus bị bất hoạt sẽ được loại bỏ một cách tự nhiên qua chất nhầy ở mũi, từ đó làm giảm lượng virus đi sâu vào cơ thể.
Để phòng ngừa viêm amidan tái phát vào mùa hè với sản phẩm Viraleze, bạn có thể sử dụng hằng ngày hoặc khi có một số dấu hiệu như sổ mũi, nghẹt mũi,… Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng dùng, theo khuyến cáo của nhà sản xuất chỉ nên xịt tối đa 4 lần một ngày cho mỗi bên mũi. Sản phẩm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Hiện nay, sản phẩm xịt mũi kháng virus Viraleze được sáng chế bởi công ty phát triển dược phẩm hàng đầu thế giới – Starpharma đang được phân phối ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, New Zealand và nhiều nước châu Âu. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua sản phẩm chính hãng tại các Kenshin trên cả nước.
Trên đây là những thông tin bổ ích về tình trạng viêm amidan tái phát vào mùa hè. Viêm amidan có thể điều trị ổn định nhưng cũng rất dễ bị tái phát thường xuyên. Vậy nên bạn hãy luôn theo dõi sức khỏe và có lối sống phù hợp để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát và diễn biến xấu hơn.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể