Vì sao răng có đốm trắng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Bạn có thể chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và khám răng định kỳ nhưng các đốm trắng vẫn có thể phát triển trên răng của bạn. Vậy, vì sao răng có đốm trắng?

Bạn đang đọc: Vì sao răng có đốm trắng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Có nhiều lý do khiến đốm trắng xuất hiện, bao gồm chế độ ăn uống có tính axit, vệ sinh răng miệng kém, chấn thương răng và một số loại thuốc. Điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra các đốm trắng để có phương pháp điều trị thích hợp và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sâu răng và mất răng phát triển trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu vì sao răng có đốm trắng và cách khắc phục qua bài viết sau.

Vì sao răng có đốm trắng?

Một số nguyên nhân của tình trạng răng có đốm trắng có thể phòng ngừa được, trong khi những nguyên nhân khác thì không. Một số chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ, trong khi một số khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời chúng ta.

Nhiễm florua

Nhiễm florua là một lý do vì sao răng có đốm trắng. Điều này đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ có răng đang phát triển. Nó không gây hại cho răng nhưng lại khiến răng trông không đều màu. Nhìn chung, có thể phòng ngừa và khắc phục được vì nguyên nhân chính là do trẻ tiếp xúc với quá nhiều florua trong kem đánh răng khi đánh răng.

Vì sao răng có đốm trắng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 1

Nhiễm florua là một lý do vì sao răng có đốm trắng

Dù sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride là một điều tốt, nhưng điều quan trọng là trẻ không nên sử dụng quá nhiều vì có thể dẫn đến sự đổi màu không đồng đều của men răng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, bạn chỉ cần bôi một lượng nhỏ nhất lên bàn chải đánh răng. Đối với trẻ nhỏ, lượng kem đánh răng tương đương với kích thước hạt đậu là lý tưởng.

Khử khoáng

Để có hàm răng khỏe mạnh, cần phải có một số khoáng chất quan trọng bao gồm canxi, một thành phần quan trọng của răng. Mặc dù chế độ ăn uống kém có thể dẫn đến điều này nhưng thực tế, tình trạng khử khoáng có nhiều khả năng xảy ra hơn do chúng ta ăn và uống quá nhiều thực phẩm và đồ uống có nhiều đường hoặc có tính axit.

Khi các khoáng chất thoát ra khỏi răng, những đốm trắng nhỏ sẽ bắt đầu xuất hiện. Khi quá trình khử khoáng đang diễn ra, có lẽ cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này là giảm lượng sản phẩm có tính axit mà bạn tiêu thụ và đảm bảo rằng bạn có chế độ làm sạch răng tốt.

Men răng thiểu sản

Đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn của “hội chứng đốm trắng” nhưng lại ảnh hưởng đến một số người. Nguyên nhân là do bệnh nhân có lớp men răng mỏng hơn bình thường trên răng. Đôi khi nó được thấy ở trẻ nhỏ có cha mẹ hút thuốc khi mang thai và cũng do chế độ dinh dưỡng kém. Tuy nhiên, điều này tương đối hiếm gặp, đặc biệt là khi hầu hết mọi người hiện nay đều biết sự nguy hiểm của việc hút thuốc khi đang mang thai.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng, đặc biệt nếu chúng được dùng khi răng vẫn đang phát triển. Các loại thuốc như tetracycline có thể gây ra vết ố nghiêm trọng bên trong có màu hơi xanh. Mặt khác, các loại thuốc hít như albuterol có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.

Tìm hiểu thêm: Ferrolip Baby InPharma giúp bổ sung sắt, giảm nguy cơ thiếu máu cho trẻ

Vì sao răng có đốm trắng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 2
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng

Điều trị đốm trắng trên răng

Nếu các khu vực răng bị đốm trắng được làm sạch và mảng bám từ đốm trắng được loại bỏ thường xuyên, nó có thể ngừng phát triển. Nếu các đốm trắng tiếp tục bị axit tấn công, bề mặt của đốm trắng có thể bắt đầu bong ra, tạo thành một “lỗ hổng” thực sự cần phải lấp đầy.

Những đốm trắng trên răng do khử khoáng, bước đầu tiên trong trị liệu là tăng cường vệ sinh răng miệng, người lớn và trẻ em nên đánh răng hai lần một ngày, mỗi lần hai phút và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Bạn cũng cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra các đốm trắng trên cơ thể.

Để củng cố răng của bạn và ngăn ngừa các đốm trắng trở thành sâu răng, nha sĩ có thể khuyên dùng gel fluoride. Nha sĩ của bạn có thể lấp đầy, trám bất kỳ lỗ sâu răng nào phát triển ở vùng đốm trắng hoặc vùng đổi màu bằng vật liệu composite phù hợp với các răng xung quanh.

Không cần thiết phải điều trị các đốm trắng nếu nha sĩ phát hiện ra bạn có răng Turner (chứng thiểu sản Turner là một bất thường về răng ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của răng) và chúng không gây sâu răng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn không tự ti về những đốm trắng này thì có thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng và bọc răng sứ để che đi những đốm trắng trên răng.

Để điều trị bệnh nhiễm fluor, hãy giảm lượng fluoride tiêu thụ bằng cách sử dụng đúng lượng kem đánh răng và uống nước đóng chai thay vì nước máy. Các phương pháp nha khoa thẩm mỹ có thể được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt để điều chỉnh bất kỳ sự đổi màu dai dẳng nào do các đốm trắng trên răng gây ra (ví dụ như làm trắng răng, bọc răng sứ, mão răng và các phương pháp phục hình khác).

Vì sao răng có đốm trắng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 3

>>>>>Xem thêm: Differin có dùng được cho bà bầu không?

Bạn cũng cần đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và điều trị

Làm thế nào để ngăn ngừa các đốm trắng trên răng?

Có một số điều bạn có thể làm để tránh các đốm trắng trên răng, để ngăn ngừa tình trạng mất khoáng và các vấn đề làm đốm trắng trên răng:

  • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
  • Sau khi ăn uống, hãy uống nước lọc và súc nước quanh miệng để trung hòa axit.
  • Tránh ăn vặt hoặc uống nước ngọt, có ga trong ngày.

Để tránh cho con bạn tiếp xúc quá nhiều fluoride, hãy xem chúng sử dụng bao nhiêu kem đánh răng. Chỉ nên bôi một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu lên bàn chải đánh răng của trẻ.

Tóm lại, bài viết trên giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao răng có đốm trắng. Đốm trắng ở răng có thể gây ra những lo ngại về cả cấu trúc và thẩm mỹ, tùy thuộc vào lý do chúng xuất hiện ở đó. Hãy nhớ đến gặp nha sĩ để kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn!

Xem thêm:

  • Một số bệnh về răng miệng phổ biến mà bạn cần phải chú ý
  • Cung răng là gì? Nhận biết cung răng đẹp như thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *