Vì sao càng lớn tuổi thì tình trạng nôn nao sau khi uống rượu của bạn càng tồi tệ hơn? Làm gì để cải thiện tình trạng trên?

Điều tồi tệ duy nhất sau một đêm vui vẻ với cocktail, bia rượu là vào buổi sáng hôm sau: Khi miệng bạn khô như ở sa mạc Sahara, đầu bạn cảm thấy đau như búa bổ, chóng mặt… Bạn không lạ gì với việc cảm thấy nôn nao sau khi uống rượu, nhưng tại sao cảm giác nôn nao bây giờ lại tồi tệ hơn nhiều so với khi bạn còn trẻ?

Bạn đang đọc: Vì sao càng lớn tuổi thì tình trạng nôn nao sau khi uống rượu của bạn càng tồi tệ hơn? Làm gì để cải thiện tình trạng trên?

Có nhiều lý do khác nhau khiến cảm giác nôn nao sau khi uống rượu xảy ra, và những lý do này là do tác động trực tiếp của rượu lên cơ thể cũng như cách cơ thể bạn chuyển hóa và loại bỏ chất cồn.

Thông thường, tình trạng nôn nao xảy ra do uống quá nhiều rượu. Nhưng tùy thuộc vào những gì bạn uống, kết hợp với các yếu tố di truyền, cân nặng, sức khỏe tổng thể và giới tính, khiến cho bạn cảm thấy nôn nao ngay cả khi chỉ uống một lượng nhỏ rượu.

Có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn đang diễn ra và tuổi tác cũng chính là một trong những nguyên nhân gây sức ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chuyên gia có một vài giả thuyết về lý do tại sao cơ thể bạn không phản ứng tốt với đồ uống có cồn nữa.

Gan của bạn không hoạt động hiệu quả

Gan có nhiệm vụ chuyển hóa chất cồn mà chúng ta uống, nhưng khi chúng ta già đi, khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả sẽ giảm đi.

Thực tế, điều này có thể là có ít lưu lượng máu đến gan hơn, có nghĩa là cơ thể cần nhiều thời gian hơn để thải rượu ra ngoài. Kết quả là, rượu sẽ tồn tại trong cơ thể lâu hơn và tạo ra nồng độ cồn trong máu cao hơn so với lượng rượu mà bạn đã uống vào.

Vì sao càng lớn tuổi thì tình trạng nôn nao sau khi uống rượu của bạn càng tồi tệ hơn? Làm gì để cải thiện tình trạng trên? 1 Bia rượu là thứ không thể thiếu trong những cuộc vui

Bạn có tổng lượng nước trong cơ thể ít hơn

Phần lớn cuộc đời của chúng ta, nước chiếm khoảng 50% trọng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, điều này bắt đầu giảm khi chúng ta già đi, do những thay đổi tổng thể về thành phần của cơ thể mà chúng ta trải qua.

Chúng ta có xu hướng phát triển nhiều chất béo hơn trong cơ thể hơn khi chúng ta già đi, chứa ít nước hơn so với cơ. Một số chuyên gia y tế tin rằng điều này có thể dẫn đến nồng độ cồn cao hơn trong máu, có thể góp phần làm cho các triệu chứng buồn nôn và cơn đau đầu sau khi uống rượu trở nên tồi tệ hơn.

Bạn đang sử dụng thuốc

Rượu được phân hủy bởi gan và nhiều loại thuốc cũng vậy. Khi già đi, chúng ta có ít hoạt động của men gan hơn, vì vậy việc vừa dùng thuốc vừa uống rượu sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các enzym ở gan.

Uống rượu trong khi đang sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn có nguy cơ phát triển các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Do rượu cản trở thuốc của bạn phân hủy đúng cách: Thuốc an thần trở nên mạnh hơn, thuốc huyết áp không hiệu quả và thuốc làm loãng máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng răng: Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Vì sao càng lớn tuổi thì tình trạng nôn nao sau khi uống rượu của bạn càng tồi tệ hơn? Làm gì để cải thiện tình trạng trên? 2 Rượu và thuốc tác động lẫn nhau làm cho tình trạng say rượu tồi tệ hơn

Bạn nhạy cảm hơn với tác động của rượu

So với khi bạn còn trẻ, bạn uống rượu ít thường xuyên hơn, nhờ vào sự thăng tiến trong sự nghiệp, gia đình và nghĩa vụ xã hội.

Việc bạn không uống rượu thường xuyên nữa có thể khiến cơ thể xử lý chậm hơn. Khả năng dung nạp rượu giảm, kết hợp với việc gan hoạt động kém năng suất hơn, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn nao ở những người lớn tuổi.

Làm thế nào để tránh cảm giác nôn nao sau khi uống rượu

Sử dụng đồ uống một cách có chọn lọc

Về bản chất, bất kỳ loại cồn cũng có thể gây ra cảm giác nôn nao. Tuy nhiên, sẽ một số người nhạy cảm với chất tannin tự nhiên trong rượu vang đỏ (các hợp chất hóa học có nguồn gốc từ vỏ, thân và hạt nho), cũng như các chất sulfit (giúp giữ độ tươi của rượu và bảo vệ nó khỏi quá trình oxy hóa).

Nếu cảm giác say của bạn trở nên trầm trọng hơn sau khi uống rượu vang, hãy chọn các loại rượu vang có lượng tannin hoặc các loại không chứa sulfit.

Đừng uống rượu khi bụng đói

Nếu bạn ăn trước và trong khi uống, cơ thể bạn sẽ không hấp thụ chất cồn nhanh chóng như khi bụng đói.

Phần lớn rượu được hấp thụ vào máu qua ruột non. Nếu bạn dùng một bữa ăn trước khi uống, rượu sẽ ở trong dạ dày của bạn lâu hơn, có nghĩa là nó sẽ được hấp thụ chậm hơn và làm giảm bớt một số tác dụng phụ của cảm giác nôn nao và buồn nôn.

Vì sao càng lớn tuổi thì tình trạng nôn nao sau khi uống rượu của bạn càng tồi tệ hơn? Làm gì để cải thiện tình trạng trên? 3

>>>>>Xem thêm: Có hay không việc mọc 5 răng khôn ở người trưởng thành?

Một bữa ăn trước khi uống rượu có thể làm chậm quá trình cơ thể hấp thụ cồn

Chú ý dung lượng đồ uống của bạn

Uống rượu quá nhanh sẽ khiến cơ thể của bạn bị choáng ngợp vì không xử lý kịp, dẫn đến cảm giác nôn nao của bạn sẽ trầm trọng hơn vào ngày hôm sau. Một lá gan khỏe mạnh có thể xử lý tối đa một ly rượu mỗi giờ, vì vậy hãy cân nhắc việc đọc nhãn trên đồ uống của bạn hoặc để ý đến thể tích ly để tránh uống quá nhiều.

Thay thế giữa rượu và nước

Khi uống rượu, bạn có thể nhận thấy rằng mình phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Bởi vì rượu là một loại đồ uống lợi tiểu, nên bạn thường tống ra nhiều chất lỏng hơn là lượng chất lỏng nạp vào khi uống, vì thế sẽ làm cơ thể bị mất nước. Sự mất nước này làm tăng tỷ lệ đau đầu, mệt mỏi, suy nhược và nhiều hơn nữa vào ngày hôm sau.

Đối với mỗi loại rượu bia mà bạn có, hãy chọn một loại không cồn để cân bằng tỷ lệ. Vì làm như vậy sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, từ đó làm giảm nồng độ cồn của bạn.

Bia rượu sẽ giúp những buổi tiệc trở nên vui vẻ hơn, nhưng nó cũng sẽ kéo theo một số tác dụng phụ vào ngày hôm sau và những cảm giác này sẽ tồi tệ hơn khi bạn lớn tuổi. Vì thế, để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, hãy sử dụng những loại đồ uống có cồn một cách có chọn lọc và đừng quên không nên uống rượu khi điều khiển phương tiện giao thông bạn nhé.

Bảo Hân

Nguồn tham khảo: Livestrong

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *