Bại liệt là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Khi bệnh ở dạng nặng có thể gây tê liệt và ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc phải. IPV ra đời là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ chúng ta trước căn bệnh khá nguy hiểm này. Vậy vắc xin ipv dành cho đối tượng nào? Lợi ích mà vắc xin này mang đến là gì?
Bạn đang đọc: Vắc xin IPV phòng bệnh nào? Đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin IPV
IPV là một trong những vắc xin bố mẹ nên tiêm cho con em mình để bảo vệ sức khỏe cho bé cùng với các vắc xin uốn ván, ho gà, bạch hầu,… Việc tiêm vắc xin đầy đủ sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Vậy vắc xin IPV dành cho đối tượng nào? Cùng tìm hiểu thông tin sau đây.
Contents
- 1 Tổng quan về bệnh bại liệt
- 2 Vắc xin IPV phòng bệnh nào?
- 3 Lợi ích khi tiêm IPV
- 4 Đối tượng nên và không nên tiêm IPV
- 5 Các bài viết liên quan
- 5.1 Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
- 5.2 Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?
- 5.3 Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả
- 5.4 Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?
- 5.5 Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?
- 5.6 Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?
- 5.7 Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 5.8 Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?
- 5.9 Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?
- 5.10 Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?
Tổng quan về bệnh bại liệt
Bại liệt là loại bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ cao do tác nhân poliovirus tấn công lên hệ thần kinh. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc phải loại bệnh này. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 200 trường hợp nhiễm bệnh bại liệt sẽ có một trường hợp dẫn đến tình trạng tê liệt vĩnh viễn.
Virus bại liệt có 3 loại tuýp huyết thanh gồm tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3. Loại virus này có khả năng sống lâu trong môi trường ngoài, tồn tại được khoảng 3 tháng ở 0 – 4 độ. Tuy nhiên, chúng sẽ bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4) hoặc khi nhiệt độ lên đến 56 độ trong 30 phút. Sau khi vi rút bại liệt xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển đến hạch bạch huyết. Tại đây, chúng sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thống thần kinh, từ đó gây tổn thương đến tế bào thần kinh vận động ở vỏ não và tế bào sừng trước của tủy sống.
Bệnh bại liệt có 3 thể (thể nhẹ, thể không liệt, thể liệt) với các triệu chứng lâm sàng như sau:
- Thể nhẹ: Tiêu chảy hoặc táo bón, sốt, đau đầu, rát cổ họng, buồn nôn, nôn.
- Thể không liệt: Cứng cổ, đau đầu, thay đổi chức năng tâm thần.
- Thể liệt: Sốt, cứng cổ và lưng, nhạy cảm khi chạm vào người, táo bón, mất cảm giác ở phần dưới cơ thể.
Đây là căn bệnh truyền nhiễm có thể để lại các di chứng không thể hồi phục được hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Tính đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, việc phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin là điều cần thiết.
Vắc xin IPV phòng bệnh nào?
IPV được biết đến là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt. Vắc xin phòng ngừa bệnh này có 2 loại là vắc xin bại liệt dạng sống (Oral poliovirus – OPV) được dùng dưới dạng uống và vắc xin bất hoạt (Oral poliovirus – IPV) được dùng dưới dạng tiêm.
Kể từ năm 2000, tại Hoa Kỳ, vắc xin IPV là loại vắc xin ngừa bại liệt dạng bất hoạt duy nhất. Tại Việt Nam, từ năm 2018, vắc xin này đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ 5 tháng tuổi được diễn ra trên toàn quốc.
Lợi ích khi tiêm IPV
Khi trẻ được tiêm một mũi vắc xin IPV, trẻ sẽ được bảo vệ an toàn bởi 3 tuýp kháng nguyên bại liệt. IPV giúp trẻ tăng cường miễn dịch với bại liệt tuýp 1 và tuýp 3. Bên cạnh đó sẽ tạo được miễn dịch phòng chống bệnh bại liệt đối với tuýp 2.
Theo nghiên cứu về tồn lưu miễn dịch đối với dịch bệnh bại liệt của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2017 – 2018 trên đối tượng trẻ em chưa được tiêm chủng IPV cho thấy chỉ 13,1% trẻ em có kháng thể chống lại virus bại liệt týp 2. Tuy nhiên, tồn lưu miễn dịch này hầu hết là do kháng thể được truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ và sẽ giảm nhanh từ khi trẻ 4 tháng tuổi. Vì thế việc tiêm phòng IPV là cần thiết, giúp bảo vệ trẻ trước vi rút bại liệt tuýp 2 và đồng thời loại bỏ dần phương thức sử dụng vắc xin bại liệt với đường uống.
IPV là loại vắc xin bất hoạt nên độ an toàn cao, ít xảy ra các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Vậy nên, các bậc cha mẹ hãy yên tâm đưa con em mình đến tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé!
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi?
Nếu bố mẹ còn bâng khuâng trong việc lựa chọn nơi tiêm chủng uy tin để gửi gắm sức khỏe bé yêu nhà mình, hãy tham khảo ngay Trung tâm tiêm chủng Kenshin. Trung tâm tự hào với các loại vắc xin nhập khẩu chính hãng, luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của quý khách hàng. Tại trung tâm hiện nay đang có loại vắc xin 6.1 (Hexaxim và Infanrix hexa), ngoài việc phòng ngừa bại liệt, vắc xin này còn ngừa bạch hầu, ho gà, Hib, viêm gan B và uốn ván với giá 1.020.000đ hoặc vắc xin 4.1 (Tetraxim) với giá 548.000đ, giúp phòng ngừa ho gà, bại liệt, uốn ván, bạch hầu.
Lưu ý: Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Các bậc phụ huynh có thể đến trực tiếp trung tâm hoặc liên hệ qua hotline để được tư vấn các dịch vụ tốt nhất nhé!
Đối tượng nên và không nên tiêm IPV
Ngoài việc dùng đủ 3 liều vắc xin bại liệt bằng đường uống, trẻ em cần phải tiêm thêm một mũi vắc xin bại liệt dạng tiêm (vắc xin IPV) để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ toàn vẹn. Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay cung cấp vắc xin bại liệt IPV cho trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, theo đúng lịch, trẻ nên tiêm IPV giai đoạn 5 tháng tuổi sẽ tốt nhất, nếu giai đoạn này trẻ không được tiêm, bố mẹ nên cho trẻ tiêm sau đó càng sớm càng tốt.
Theo Bộ Y tế, vắc xin bại liệt IPV không nên tiêm cho những đối tượng có các dị ứng nghiêm trọng như sốt cao kèm co giật, tím tái, khó thở sau những lần tiêm ngừa trước đây hoặc khi sức khỏe bé không được đảm bảo cũng nên cho trẻ tạm hoãn việc tiêm ngừa.
Các trường hợp nên tạm hoãn việc tiêm ngừa vắc xin bại liệt gồm:
- Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh cấp tính;
- Trẻ sốt cao trên 38 độ hoặc đang gặp tình trạng hạ thân nhiệt dưới 35.5 độ;
- Trẻ có dấu hiệu suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy tim,…
- Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh tim mạn tính, đồng thời mắc phải tình trạng tăng động mạch phổi từ 40mHg trở lên;
- Trẻ đang trong giai đoạn điều trị với thuốc corticoid hoặc kết thúc đợt điều trị với loại thuốc này với liều từ 2mg/kg/ngày;
- Trẻ dùng những sản phẩm chứa globulin miễn dịch trong 3 tháng gần ngày tiêm vắc xin (ngoại trừ kháng huyết thanh của viêm gan B).
>>>>>Xem thêm: Sự khác nhau giữa siêu âm 2D 3D 4D 5D là như thế nào?
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản về vắc xin IPV. Đây là một trong những loại vắc xin cần thiết bố mẹ nên tiêm cho con em mình để góp phần bảo vệ bé trước căn bệnh bại liệt. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng liều còn góp phần vào việc xây dựng hệ miễn dịch cho bản thân trẻ, gia đình trẻ và cho cả cộng đồng.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi?
Các bài viết liên quan
-
Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
-
Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?
-
Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả
-
Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?
-
Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?
-
Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?
-
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
-
Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?
-
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?
-
Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?