Chúng ta vẫn thường nghe bác sĩ hay các chương trình truyền thông sức khỏe khuyên nên uống đủ nước. Vậy uống nhiều nước có tác dụng gì? Không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất, tạo điều kiện chuyển hóa các chất, uống đủ nước còn giúp tăng cường sức khỏe tinh thần.
Bạn đang đọc: Uống nhiều nước có tác dụng gì đối với cơ thể?
Nước giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể. Không hiển nhiên mà chúng chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể con người. Thiếu nước hay mất nước là một tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em. Uống nhiều nước có tác dụng gì đối với cơ thể sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây.
Contents
Mất nước là gì?
Mất nước là tình trạng cơ thể không đủ nước, điều này xảy ra nếu cơ thể chúng ta sử dụng hoặc bị mất nhiều nước hơn mức cơ thể nạp vào. Nó có thể dẫn đến mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Các chất điện giải như kali, photphat và natri giúp truyền tín hiệu điện giữa các tế bào. Thận giúp giữ mức chất điện giải trong cơ thể ổn định khi chúng hoạt động bình thường.
Khi mất nước, thận bị rối loạn chức năng không thể duy trì sự cân bằng về mức độ chất điện giải, các tín hiệu điện này sẽ bị lẫn lộn. Điều này có thể dẫn đến co giật, liên quan đến các cử động cơ bất thường và mất ý thức. Trong trường hợp nghiêm trọng, mất nước có thể dẫn đến suy thận, đe dọa tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra của suy thận mãn tính bao gồm thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy tim và hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Tổn thương của các cơ quan do mất nước cũng là đáp án cho câu hỏi nước quan trọng như thế nào và uống nhiều nước có tác dụng gì.
Uống nhiều nước có tác dụng gì đối với cơ thể?
Những lợi ích có thể có của việc uống nước bao gồm từ việc giữ cho thận khỏe mạnh đến giảm cân. Để hoạt động bình thường, tất cả các tế bào và cơ quan của cơ thể đều cần nước. Dưới đây là một số lợi ích của nước đối với cơ thể:
- Nước giúp bôi trơn các khớp: Sụn được tìm thấy ở các khớp và đĩa đệm cột sống, chứa khoảng 80% nước. Mất nước lâu dài có thể làm giảm khả năng giảm sốc của khớp, dẫn đến đau khớp.
- Nước là thành phần của nước bọt và chất nhầy: Nước bọt giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và giữ ẩm cho miệng, chất nhầy làm ẩm mũi và mắt. Uống nước cũng giữ cho khoang miệng sạch sẽ. Tiêu thụ nước thay vì đồ uống ngọt, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ sâu răng.
- Nước giúp cung cấp oxy đi khắp cơ thể: Máu có hơn 90% là nước và máu mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe và vẻ đẹp của làn da: Khi bị mất nước, da có thể trở nên dễ bị rối loạn về da và xuất hiện nếp nhăn sớm.
- Là chất đệm cho não, tủy sống và các mô nhạy cảm khác: Mất nước có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của não. Nước cũng tham gia vào quá trình sản xuất hormone và các chất dẫn truyền thần kinh. Mất nước kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về suy nghĩ và logic.
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Nước được lưu trữ ở các lớp giữa của da sẽ nổi lên bề mặt da dưới dạng mồ hôi khi cơ thể nóng lên. Khi bay hơi, nó làm mát cơ thể.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường: Ruột cần nước để hoạt động bình thường. Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, táo bón và dạ dày có quá nhiều axit. Điều này làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và loét dạ dày.
- Giúp loại bỏ chất thải của cơ thể: Nước cần thiết trong quá trình đổ mồ hôi và loại bỏ nước tiểu và phân. Qua đó, các chất không cần thiết được loại bỏ ra ngoài.
- Giúp duy trì huyết áp bình thường: Thiếu nước có thể khiến máu trở nên đặc hơn, làm tăng huyết áp.
- Lợi ích đối với đường hô hấp: Khi bị mất nước, đường thở bị cơ thể hạn chế nhằm giảm thiểu tình trạng mất nước. Điều này có thể làm cho bệnh hen phế quản và dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
- Ngăn ngừa tổn thương thận: Thận điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Không đủ nước có thể dẫn đến sỏi thận và các vấn đề khác như suy thận… Mỗi ngày, thận lọc khoảng 120 – 150 lít chất lỏng. Trong số này, khoảng 1 – 2 lít được loại bỏ khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu và phần còn lại được hấp thụ lại vào máu. Nước rất cần thiết để thận hoạt động. Nếu thận không hoạt động như bình thường, các chất thải và chất lỏng dư thừa có thể tích tụ bên trong cơ thể có thể gây nguy hiểm.
- Tăng hiệu suất khi tập thể dục: Mất nước trong khi tập thể dục có thể cản trở hiệu suất. Uống nhiều nước hơn có thể nâng cao hiệu suất trong quá trình hoạt động gắng sức như tập thể dục.
- Giảm cân: Nước cũng có thể giúp giảm cân nếu được uống thay vì nước ngọt. Uống một ly nước trước bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều bằng cách tạo cảm giác no.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu thai có vấn đề bất thường mà bạn cần lưu ý
Nguồn nước trong thực phẩm
Một phần nước mà cơ thể cần được lấy từ thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như súp, cà chua, cam, nhưng hầu hết đều đến từ nước uống và đồ uống khác. Trong quá trình hoạt động hàng ngày, cơ thể bị mất nước và lượng nước này cần được thay thế. Chúng ta nhận thấy rằng chúng ta mất nước qua các hoạt động như đổ mồ hôi và đi tiểu, nhưng nước vẫn bị mất ngay cả khi thở.
Nước uống là nguồn cung cấp chất lỏng tốt nhất cho cơ thể. Sữa và nước trái cây cũng là nguồn cung cấp chất lỏng tốt, nhưng đồ uống có chứa cồn và caffein, chẳng hạn như nước ngọt, cà phê và bia, không lý tưởng vì chúng thường chứa lượng calo rỗng. Uống nước thay có thể giúp giảm cân. Trước đây người ta cho rằng đồ uống chứa caffein có đặc tính lợi tiểu, nghĩa là chúng khiến cơ thể giải phóng nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất lỏng mất đi do đồ uống có chứa caffein là rất ít.
Lượng nước khuyến cáo mỗi ngày
Lượng nước chúng ta cần tiêu thụ phụ thuộc vào khí hậu. Lượng nước cần thiết mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hoạt động, lượng mồ hôi,… Không có lượng nước cố định phải tiêu thụ hàng ngày, nhưng có sự thống nhất chung về lượng nước uống lành mạnh là bao nhiêu. Lượng nước trung bình được khuyến nghị hàng ngày từ cả thực phẩm và đồ uống là khoảng 3,7 lít đối với nam giới và 2,7 lít đối với nữ giới. Khoảng 80% trong số này đến từ đồ uống, bao gồm cả nước và phần còn lại là từ thực phẩm. Trái cây, rau quả tươi và tất cả các loại chất lỏng không cồn đều được tính vào khuyến nghị này.
>>>>>Xem thêm: Chậm kinh bao lâu thì có thai? Một số dấu hiệu có thai cần lưu ý
Những thời điểm quan trọng nhất cần uống nhiều nước bao gồm: Khi bạn bị sốt, thời tiết nóng, bạn bị tiêu chảy và nôn mửa, bạn đổ mồ hôi nhiều do hoạt động thể chất.
Nước uống rất quan trọng đối với nhiều quá trình của cơ thể. Chúng bao gồm vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế bào, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bôi trơn các khớp. Nếu một người thay thế đồ uống buổi sáng thông thường của họ bằng nước, điều đó có thể mang lại cho họ một số lợi ích sức khỏe liên quan đến việc tăng lượng tiêu thụ nước. Bài viết này đã giải đáp thắc mắc uống nhiều nước có tác dụng gì và cũng đưa ra khuyến cáo về lượng nước và loại nước nên uống. Hãy bổ sung đủ nước để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể