Đối với khả năng sinh sản của phụ nữ, tử cung và buồng trứng giữ vai trò quan trọng. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn về thể chất và tinh thần. Vậy, tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng bị ảnh hưởng như thế nào?
Bạn đang đọc: Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng như thế nào?
Trong nhiều bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ đặc biệt là ung thư buồng trứng thì việc phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng tương đối phổ biến. Vậy cắt bỏ tử cung và buồng trứng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản? Hơn nữa tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có bị ảnh hưởng không? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thông tin về vấn đề này.
Contents
Khi nào cần cắt bỏ tử cung và buồng trứng?
Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ cả tử cung và buồng trứng trong những trường hợp sau:
- Áp xe buồng trứng hoặc nhiễm trùng;
- Nguy cơ bị ung thư buồng trứng;
- Đột biến gen BRCA có thể dẫn đến ung thư;
- Lạc nội mạc tử cung diễn biến nặng;
- U nang buồng trứng;
- Xoắn buồng trứng.
Ảnh hưởng sau khi cắt tử cung và buồng trứng
Cắt bỏ tử cung cũng có nghĩa là cắt hai buồng trứng. Do buồng trứng là nơi sản xuất hormone estrogen nên bệnh nhân bị cắt bỏ buồng trứng gần như sẽ trải qua các dấu hiệu của mãn kinh (nếu trước đó vẫn có kinh), bao gồm:
- Bốc hỏa;
- Đổ mồ hôi đêm;
- Khô rát vùng âm đạo;
- Mất ngủ;
- Thay đổi cảm xúc và cáu kỉnh;
- Tăng cân;
- Rụng tóc;
- Khô da;
- Rối loạn đi tiểu;
- Loãng xương;
- Tăng nhịp tim.
Mỗi người có những triệu chứng khác nhau về mức độ, thời gian. Thường do estrogen sụt giảm đột ngột nên đa số các triệu chứng thường khá rõ rệt.
Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng được đánh giá là an toàn với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ rủi ro và biến chứng tiềm ẩn khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, việc cắt bỏ buồng trứng và tử cung cũng vậy, đặc biệt là ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Rủi ro sau khi phẫu thuật
Phụ nữ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung sẽ gặp những rủi ro tiềm ẩn và tác dụng phụ gồm:
- Nhiễm trùng;
- Phản ứng gây mê;
- Trong hoặc sau phẫu thuật bị chảy máu nặng;
- Khả năng các cơ quan lân cận bị tổn thương như ruột, bàng quang, niệu quản, dây thần kinh và mạch máu;
- Cục máu đông có thể di chuyển từ chân đến phổi;
- Các vấn đề về tim hoặc hô hấp liên quan đến gây mê.
Biến chứng sau phẫu thuật ảnh hưởng tuổi thọ người bệnh
Sau khi cắt bỏ tử cung và buồng trứng, tuổi thọ của phụ nữ không bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, biến chứng sau phẫu thuật có thể tác động tiêu cực đối với sức khỏe của phụ nữ, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của phụ nữ:
- Mãn kinh sớm là biến chứng chắc chắn sẽ gặp phải. Khi mức estrogen giảm mạnh, phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề như thay đổi tâm trạng, bốc hỏa, khô âm đạo, mất ngủ. Những phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh đột ngột có nguy cơ cao bị mất trí nhớ và bệnh Parkinson.
- Estrogen giảm mạnh sau khi cắt bỏ buồng trứng dẫn đến nguy cơ loãng xương và viêm khớp. Vì nội tiết tố buồng trứng giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa và kích thích tạo xương ở nữ giới.
- Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có thể bị ảnh hưởng do nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau phẫu thuật. Phụ nữ cắt bỏ tử cung và buồng trứng có nguy cơ tử vong do bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn.
Do không còn khả năng sinh sản nên nguy cơ trầm cảm cũng khá cao, gây cảm giác mất mát, đau buồn và chán nản ở những phụ nữ muốn có con, làm ảnh hưởng tuổi thọ của người cắt buồng trứng.
Cách chăm sóc sau cắt tử cung và buồng trứng
Thông thường, người bệnh mất khoảng 4-6 tuần để hồi phục sau phẫu thuật cắt tử cung qua mở bụng. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe.
Sau khi cắt tử cung, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Trong 6 tuần đầu, không nâng vật nặng;
- Trong 6 tuần đầu, bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi;
- Trong 8 tuần đầu, bệnh nhân có thể bị ra huyết hoặc tiết dịch âm đạo;
- Trong 8 tuần đầu, không được đưa bất kì vật gì vào âm đạo.
Để cải thiện quá trình hồi phục, bạn có thể làm những việc sau:
- Vận động nhẹ nhàng;
- Nghỉ ngơi nhiều;
- Giữ cho vết mổ sạch, khô;
- Không mặc quần áo chật;
- Kiểm tra vết mổ thường xuyên, đặc biệt là dấu hiệu nhiễm trùng;
- Khi tắm, tránh dội nước trực tiếp vào vết mổ;
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ăn gì sau cắt tử cung và buồng trứng?
Một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ protein, chất béo, carbohydrate và vi chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp người bệnh mau hồi phục. Bạn cần bổ sung các chất sau:
Chất xơ
Táo bón là một tác dụng phụ thường gặp sau khi cắt bỏ tử cung. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần một chế độ ăn uống giàu chất xơ để cải thiện tình trạng này. Thực phẩm giàu chất xơ gồm cám yến mạch, lúa mạch, rau dền, quả mâm xôi, rau lá xanh, việt quất, lê, bơ…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị mụn đầu đen ở cằm hiệu quả
Các loại rau quả có màu sắc tươi
Sau phẫu thuật cắt tử cung, người bệnh nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả có màu sắc rực rỡ sẽ giàu dưỡng chất thực vật, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh mạn tính như ung thư. Chẳng hạn, dâu tây và ớt (màu đỏ); bông cải và cải xoăn (màu xanh); bắp cải và nho (màu tím); gừng và chanh (màu vàng); cà rốt, xoài (màu cam).
Uống nhiều nước
Cùng với việc tăng cường chất xơ, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày vì ăn nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy hơi. Theo khuyến cáo nên uống ít nhất 8 cốc nước trắng mỗi ngày. Thỉnh thoảng có thể chọn nước ép trái cây nguyên chất.
Lựa chọn protein và chất béo lành mạnh
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần bổ sung lượng protein đã mất bằng cách ăn thịt gia cầm, cá nước lạnh và các sản phẩm từ sữa tách béo như sữa chua. Đối với protein thực vật, chọn các loại đậu không chỉ giúp cung cấp chất xơ cần thiết mà còn mang lại lượng chất béo không bão hòa đa tốt cho người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung. Oliu, bơ, các loại hạt… là nguồn chất béo lành mạnh mà người bệnh có thể tham khảo để bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngăn chặn bệnh tật với phytoestrogen
Thực phẩm có chứa phytoestrogen giúp ngăn ngừa các bệnh lý có liên quan tới sự sụt giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư vú và loãng xương. Thực phẩm giàu phytoestrogens bao gồm các loại thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, hạt lanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
>>>>>Xem thêm: Cảm giác tai bị bít là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
Khi nào bạn nên đến khám bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:
- Ra nhiều huyết âm đạo trong vòng chưa tới 1 giờ;
- Dịch âm đạo có mùi hôi;
- Đi tiểu khó;
- Sốt hơn 38 độ C;
- Táo bón kéo dài;
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Vùng vết mổ sưng đau hoặc căng cứng;
- Vết mổ bị hở;
- Đau ngực hoặc khó thở;
- Đau nhiều nhưng không giảm dù đã dùng thuốc giảm đau.
Để bảo vệ sức khỏe cũng như tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng, sau phẫu thuật, chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiệu dấu hiệu bất thường sau khi phẫu thuật, hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Xem thêm: Mổ u xơ tử cung có bị tái phát không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể