Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào? Làm sao để nhận biết?

Giai đoạn dậy thì là không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Lúc này, bắt đầu có những sự thay đổi về thể chất cũng như tâm lý. Đây là giai đoạn phát triển về các vấn đề liên quan đến sinh dục và sinh sản. Vậy tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào? 

Bạn đang đọc: Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào? Làm sao để nhận biết?

Bất kỳ một ba mẹ nào cũng đều rất lo lắng và chú ý đến giai đoạn phát triển này của con trẻ và có nhiều lo lắng như khi nào nó sẽ đến, sẽ xảy ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào và chia sẻ đến ba mẹ một số dấu hiệu và một vài bí kíp nho nhỏ. Cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào?

Dậy thì là khi cơ thể của trẻ bắt đầu phát triển và thay đổi khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Đó là lúc mà trẻ có những thay đổi về hình dáng, thể chất bên ngoài, đồng thời bước vào giai đoạn phát triển về các vấn đề sinh dục và sinh sản.

Ngoài sự thay đổi về trạng thái thể chất, tuổi dậy thì còn đi kèm với các sự biến đổi về cảm xúc ở trẻ. Tuy vậy, sự thay đổi về cảm xúc có thể không diễn ra cùng tốc độ với những sự thay đổi ở dáng vẻ bên ngoài. Hai vấn đề này bắt đầu và kết thúc ở các giai đoạn khác nhau.

Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào? Nam giới thường bắt đầu dậy thì ở giai đoạn từ 9 đến 14 tuổi. Ở nam, tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn so với nữ khoảng 2 năm. Nếu trẻ có biểu hiện dậy thì sớm diễn ra trước 9 tuổi hoặc sau 15 tuổi vẫn chưa có dấu hiệu nào cho sự phát triển sinh dục, bạn cần đưa trẻ đi khám để tham khảo các ý kiến đánh giá của bác sĩ chuyên môn.

tuoi-day-thi-o-nam-gioi-bat-dau-khi-nao-lam-sao-de-nhan-biet 1

Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào?

Các dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì bắt đầu ở nam giới

Giai đoạn dậy thì là một thời kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ, không chỉ về mặt thể chất mà còn ở khía cạnh tâm lý và xã hội. Dưới đây là những điểm mà ba mẹ có thể nhận biết khi con trai bắt đầu giai đoạn dậy thì:

  • Thay đổi hình dáng cơ thể: Nhìn bên ngoài, ba mẹ có thể thấy trẻ phát triển nhanh hơn, mặc dù trước đó có thể trông trẻ nhỏ con hay khá nhẹ cân. Trẻ tăng trưởng vượt bậc về chiều cao, đặc biệt là ở khoảng 13 tuổi. Vai bắt đầu rộng ra, cơ bắp phát triển và săn chắc hơn.
  • Các dấu hiệu liên quan đến mồ hôi, tóc, mụn: Giai đoạn dậy thì trẻ phát triển và đổ mồ hôi nhiều hơn, râu bắt đầu mọc và sự thay đổi nội tiết có thể làm da đổ dầu nhiều và xuất hiện mụn. Khi đó, trẻ có thể có biểu hiện chú ý hơn đến những vấn đề vệ sinh cá nhân như tắm rửa, cạo râu, chăm sóc da mặt,…
  • Sự phát triển ở bộ phận sinh dục: Dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì thường là sự phát triển ở các bộ phận sinh dục như tinh hoàn hay bìu về kích thước. Các bộ phận khác cũng sẽ phát triển dần và bắt đầu có sự xuất hiện lông mu.
  • Bắt đầu có hiện tượng xuất tinh và cương cứng: Bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ bắt đầu có tình trạng xuất tinh vào ban đêm, khi trẻ đang ngủ. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy lo lắng khi bắt đầu những biểu hiện lạ như vậy, ba mẹ có thể giải thích và giáo dục về vấn đề sinh dục, sinh sản cho trẻ để trẻ hiểu hơn.
  • Thay đổi về giọng nói: Ở phần lớn trẻ, giọng nói có sự thay đổi khi bước vào giai đoạn dậy thì. Sự thay đổi này là do sự phát triển của dây thanh âm và thanh quản. Trước khi quá trình này diễn ra một cách hoàn toàn, giọng của trẻ có thể nghe ồm ồm, hay bình thường mọi người thường gọi là vỡ giọng.
  • Ngực phát triển: Vì có sự thay đổi trong hormone liên quan đến quá trình phát triển, trẻ có thể có cảm giác ngực sưng lên trong một khoảng thời gian. Dấu hiệu này thường không quá nổi bật hay quá rõ ràng ở con trai có cân nặng bình thường nhưng sẽ dễ thấy hơn ở trẻ thừa cân.
  • Thay đổi về cảm xúc: Bất cứ trẻ dù nam hay nữ khi ở tuổi dậy thì đều có sự biến động về mặt cảm xúc. Trẻ có thể trở nên tự tin hơn, hoặc ngược lại, cảm thấy thiếu tự tin, khủng hoảng tâm lý. Sự nhạy cảm với hình ảnh bản thân và sự chú ý của người khác có thể tăng lên, điều này có thể ảnh hưởng đến hành vi và quan hệ xã hội của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Ăn quả vả có tốt không?

tuoi-day-thi-o-nam-gioi-bat-dau-khi-nao-lam-sao-de-nhan-biet 2
Trẻ bắt đầu có ria mép khi bước vào tuổi dậy thì

Nên làm gì trong giai đoạn dậy thì này?

Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào? Mỗi trẻ có sự bắt đầu và diễn tiến trong quá trình dậy thì không giống nhau. Trong giai đoạn này, sự thay đổi lớn về cảm xúc và thể chất có thể khiến cho trẻ trở nên bối rối và lo lắng. Chính vì thế mà trẻ có thể có nhiều sự lo lắng sẽ ít nói và hạn chế chia sẻ. Lúc này, ba mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ qua những thay đổi này.

Dưới đây là một số cách ba mẹ có thể giúp đỡ con trai trong giai đoạn dậy thì:

  • Giáo dục giới tính và sinh sản cho trẻ: Tạo cơ hội thảo luận với trẻ về giới tính, sự phát triển sinh sản, những biến đổi trong cơ thể. Cung cấp thông tin chính xác và dễ hiểu để giúp trẻ hiểu rõ về quá trình dậy thì, giảm bớt sự lo lắng không cần thiết.
  • Chia sẻ cho trẻ về giai đoạn dậy thì: Thảo luận với trẻ về những thay đổi mà trẻ sắp trải qua để giúp trẻ tự tin hơn và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Đồng thời, khích lệ trẻ đặt câu hỏi và chia sẻ những lo ngại của bản thân.
  • Tham gia vào cuộc sống của trẻ: Hiểu rõ về sở thích, hoạt động yêu thích và bạn bè của trẻ có thể giúp ba mẹ tạo ra môi trường tốt để trò chuyện, hỗ trợ trẻ vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này.
  • Thấu hiểu cho cảm xúc của trẻ: Giai đoạn dậy thì thường đi kèm với biến động cảm xúc. Ba mẹ cần thể hiện sự thấu hiểu, lắng nghe và hỗ trợ trẻ khi họ có những hành vi bộc phát.
  • Chỉ dạy trẻ cách chăm sóc cơ thể: Hướng dẫn trẻ về vấn đề vệ sinh cá nhân, cách chăm sóc cơ thể và quản lý sự thay đổi trong giai đoạn dậy thì. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái với bản thân mình.
  • Giới thiệu cho trẻ những sản phẩm chăm sóc: Hỗ trợ trẻ trong việc duy trì vệ sinh cá nhân bằng cách cung cấp thông tin và sản phẩm phù hợp, như các sản phẩm khử mùi, cạo râu và chăm sóc da tuổi dậy thì.

tuoi-day-thi-o-nam-gioi-bat-dau-khi-nao-lam-sao-de-nhan-biet 4

>>>>>Xem thêm: Dây thần kinh tủy sống là gì? Cấu trúc và chức năng của dây thần kinh tủy sống

Cung cấp thông tin về giáo dục giới tính giúp trẻ hiểu rõ về quá trình dậy thì và giảm bớt sự lo lắng không cần thiết

Bằng những hành động trên, ba mẹ sẽ giúp con trai mình trải qua giai đoạn dậy thì một cách vui vẻ, thoải mái, luôn tích cực và phát triển một cách tự tin.

Vừa rồi là những thông tin về vấn đề tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào, dấu hiệu nhận biết và một vài lưu ý dành cho các bậc phụ huynh. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hay và hữu ích qua bài viết vừa rồi của Kenshin.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *