Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi là gì? Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Nắm rõ lý do gây bệnh sẽ giúp bạn có cách xử lý tình trạng nghẹt mũi của bé an toàn.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Cách điều trị như thế nào?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém và hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc phải các triệu chứng như cảm ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Nguyên nhân và các cách xử lý như thế nào là đúng và an toàn đối với trẻ nhỏ? Chắc hẳn đây là những thắc mắc mà nhiều phụ huynh mong được giải đáp cặn kẽ. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?

Rất khó để xác định khoảng thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Tình trạng này diễn ra ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây nghẹt mũi, thế chất của trẻ và cách chăm sóc của phụ huynh,…

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do dị ứng thời tiết hoặc do bị kích ứng bởi một số tác động bên ngoài, thì thời gian chấm dứt tình trạng này sẽ từ 5 đến 7 ngày. Ngược lại, nếu như bé bị nghẹt mũi do bệnh lý, thì thời gian khỏi tình trạng này có thể kéo dài hơn. Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh và chế độ chăm sóc bé của cha mẹ.

Thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Cách điều trị như thế nào 1 Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Thời gian lành bệnh sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây, cách chăm sóc, thể chất của trẻ,…

Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi kèm theo sốt, ho, nôn trớ,… cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm. Khả năng cao bé có thể đã bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi, viêm phù nề. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tại sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến từ rất nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm virus, do chất nhầy khi còn trong bụng mẹ,… Để có thể có cách xử lý và chăm sóc bé tốt nhất khi bị nghẹt mũi, bạn cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Virus tấn công vào cơ thể trẻ

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng kém, vì vậy bé rất dễ bị vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể. Đặc biệt là xâm nhập thông qua đường hô hấp. Khi bị nhiễm virus, trẻ sẽ bị cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt kèm theo nghẹt mũi. Lúc này, cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có giải pháp xử lý kịp thời.

Dị ứng

Nhiệt độ thay đổi nóng – lạnh đột ngột hoặc vào thời điểm giao mùa cũng có thể khiến cho trẻ bị nghẹt mũi do bị dị ứng thời tiết. Khi nhiệt độ đột nhiên đang lạnh chuyển qua nóng ấm hoặc ngược lại, cơ thể của bé chưa kịp thích ứng. Điều này dẫn đến việc trẻ bị nghẹt mũi và khó chịu trong người.

Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ mất bao lâu để hoàn thành?

Thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Cách điều trị như thế nào 2 Trẻ bị dị ứng thời tiết cũng có thể bị nghẹt mũi.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị nghẹt mũi do không khí trong phòng ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hoặc do khói thuốc lá, phấn hóa, mùi hương nước hoa hồng,… Tuy nhiên, tình trạng bị nghẹt mũi do dị ứng thường sẽ tự giảm bớt trong vòng 1 tuần.

Cấu tạo mũi không hoàn chỉnh

Một nguyên nhân không ngờ tới khiến trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên là do cấu tạo mũi không hoàn chỉnh và bị khiếm khuyết như vẹo vách ngăn, tổn thương niêm mạc,…

Chất nhầy trong khoang mũi không được làm sạch

Chất nhầy trong khoang mũi của bé đã có từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc ra đời, chất nhầy cần được lấy ra ngoài để khoang mũi được thông thoáng, sạch sẽ. Nếu như chất nhầy bị lấy còn sót trong mũi thì sẽ khiến bé dễ bị nghẹt mũi, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân và thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết, việc tìm theo bạn cần nắm là cách xử lý tình trạng này. Điều cha mẹ nên làm là tập trung thực hiện các phương pháp chăm sóc bé phù hợp khi trẻ bị nghẹt mũi.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh:

Sử dụng tinh dầu tràm: Cây tràm là một dược liệu tốt mà nhiều người thường dùng để phòng trừ cảm lạnh, cảm gió, ho,… Trong tinh dầu tràm chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng tinh dầu tràm để ngăn ngừa cảm lạnh, chống viêm, giảm phù nề đường hô hấp cho bé. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng, ngực của bé và massage nhẹ nhàng để giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết. Tình trạng nghẹt mũi của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Cách điều trị như thế nào 3

>>>>>Xem thêm: Buồn bã là gì? Sự khác biệt giữa trầm cảm và buồn bã như thế nào?

Dùng tinh dầu tràm làm ấm cơ thể có thể rút ngắn thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

Vệ sinh khoang mũi bằng nước muối sinh lý: Chất nhầy ứ đọng bên trong khoang mũi quá nhiều là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi. Chính vì thế, cha mẹ nên thường xuyên rửa mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối. Bạn chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối vào hốc mũi sẽ làm loãng chất nhầy. Bạn cũng có thể thay thế nước muối sinh lý bằng các chai xịt mũi như Tengeri, Humer, Xisat.

Hút dịch mũi cho bé: Sau khi đã rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc chai xịt mũi, chất nhầy bên trong đã được làm loãng, tiếp theo bạn nên dùng các dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra ngoài. Đường thở của bé sẽ thông thoáng, bé sẽ dễ hô hấp hơn. Bạn nên chọn các dụng cụ hút mũi đã được Bộ y tế cấp phép sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi vì không đảm bảo vệ sinh, đồng thời có thể lây nhiễm mầm mống bệnh từ người lớn qua cho bé.

Trên đây là giải đáp các thắc mắc về nguyên nhân, thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết và cách xử lý tại nhà. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi đi kèm sốt cao, ho, biếng ăn, tím tái, hơi thở nặng nhọc,… cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, để ngăn ngừa trẻ bị nghẹt mũi, bạn nên tăng cường thêm cho bé khẩu phần ăn dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ khoa học, giữ ấm khi trời lạnh.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *