Trám răng inlays là gì? Có ưu và nhược điểm thế nào?

Trám răng inlays là một phương pháp giúp phục hồi răng bị sứt mẻ do chấn thương, sâu răng, rạn nứt,… Mục đích chính là phục hồi chức năng của răng và mang lại tính thẩm mỹ như ban đầu.

Bạn đang đọc: Trám răng inlays là gì? Có ưu và nhược điểm thế nào?

Trám răng inlays là biện pháp giúp phục hồi răng bị sứt mẻ, rạn nứt, sâu răng,.. Đây được xem là một trong những phương pháp hiệu quả giúp phục hồi cấu trúc răng bị hư hại, đem lại hàm răng chắc khỏe như ban đầu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Trám răng inlays là gì?

Inlays là phương pháp giúp phục hồi răng bị sứt mẻ do chấn thương, sâu răng, rạn nứt,… Mục đích chính của phương pháp này là phục hồi chức năng và tính thẩm mỹ của răng về như ban đầu.

Những điều cần biết về trám răng inlays 1

Inlays là phương pháp giúp phục hồi răng bị sứt mẻ do chấn thương, sâu răng, rạn nứt,…

Trám răng inlays dùng miếng trám đã được đúc sẵn để ráp vào vị trí răng bị tổn thương. Miếng trám sẽ nằm gọn bên trong răng mà không phủ lên các múi răng. Thông thường, theo các bác sĩ nha khoa, nó được sử dụng cho các trường hợp răng sâu, nứt dọc thân răng, nứt tại mô răng bên trong mà chưa ảnh hưởng đến các múi răng.

Tương tự như trám răng inlays, trám răng onlays cũng được sử dụng khá phổ biến trong nha khoa, dùng để lấy đầy các tổn thương của răng. Tuy nhiên, khác với trám răng inlays, trám răng onlays thường được dùng cho những răng bị sâu có lỗ lớn, răng bị bể, các múi răng đã mất.

Vật liệu dùng để trám inlays onlays thường được làm từ sứ, composite hoặc kim loại. Trong đó, sứ là loại chất liệu được lựa chọn nhiều nhất do nó có màu sắc khá tương đồng với màu sắc của răng thật, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Ưu và nhược điểm của trám răng inlays

Hiện nay, trám răng inlays onlays là giải pháp được nhiều người lựa chọn do những ưu điểm mà nó mang lại như:

  • Không gây xâm lấn: Khi thực hiện trám răng inlays onlays, mức độ yêu cầu mài răng rất ít nên nó không gây xâm lấn, giúp bảo vệ răng tối ưu. So với mài răng bọc sứ, giải pháp này khá phù hợp với tình trạng răng tổn thương không quá lớn, chưa lan rộng.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của răng: Các miếng trám có màu sắc khá giống với màu răng thật, đặc biệt là các miếng trám làm từ sứ. Do đó, nó mang lại tính thẩm mỹ cao cho người dùng.
  • Giúp vệ sinh răng dễ dàng: Miếng trám được chế tạo theo hình dáng răng và tình trạng răng bị sứt mẻ, đồng thời bác sĩ sẽ tránh những rãnh răng dễ bị dính thức ăn, do đó giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng.
  • Không tạo khoảng trống trong răng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập: Trám răng inlays sẽ se khít các khoảng trống trong răng, điều này cũng sẽ giúp cho vi khuẩn không xâm nhập được vào các tổn thương cũ.
  • Bền, sử dụng được lâu dài: Miếng trám có độ bám dính tốt trên răng. Thời gian sử dụng của các miếng trám trung bình từ 15 – 20 năm. Vì thế, bạn ít phải thay thế hay tái khám nhiều lần.
  • Quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng: Thời gian thực hiện trám inlays onlays chỉ khoảng 30 – 45 phút.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện: Do thời gian sử dụng của miếng trám inlays onlays khá dài, vì thế điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện.

Những điều cần biết về trám răng inlays 2

Trám răng inlays onlays được nhiều người lựa chọn do những ưu điểm mà nó mang lại 

Tuy nhiên, trám răng inlays onlays cũng có những nhược điểm nhất định:

  • Nếu miếng trám làm bằng vật liệu nhựa, nó rất dễ đổi màu khi sử dụng lâu dài, gây mất thẩm mỹ.
  • Trám răng inlays onlays chỉ thực hiện đối với các trường hợp sâu răng, mẻ răng nhẹ.

Quy trình thực hiện trám răng inlays

Quy trình thực hiện trám răng inlays onlays được chia làm 4 bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch răng cần được điều trị, có thể cần phải mài răng bằng thiết bị chuyên dụng nếu cần.
  • Bước 2: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu răng của bạn.
  • Bước 3: Dựa vào dấu răng, bác sĩ sẽ thiết kế miếng trám theo kích thước và hình dạng răng.
  • Bước 4: Gắn miếng trám vào răng tổn thương và sau đó cố định bằng xi măng nha khoa.

Tìm hiểu thêm: Các tông màu của răng sứ thông dụng hiện nay

Những điều cần biết về trám răng inlays 3
Quy trình thực hiện trám răng inlays onlays được chia làm 4 bước

Một số lưu ý sau khi thực hiện trám răng

Sau khi thực hiện trám răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc răng miệng sau để đảm bảo an toàn cho răng:

  • Tránh ăn đồ ăn quá cứng: Không nên ăn đồ ăn quá cứng. Bởi vì đồ ăn quá cứng có thể khiến răng bị mẻ hoặc làm nứt miếng trám răng.
  • Tái khám răng định kỳ: Bạn nên tái khám răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo miếng trám vẫn tốt và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để bảo vệ răng và tránh tái phát sâu răng.

Những điều cần biết về trám răng inlays 4

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật tim nội soi ở đâu tốt nhất và những điều cần lưu ý

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để bảo vệ răng, tránh tái phát sâu răng

Tóm lại, trám răng inlays là một trong những giải pháp hiệu quả giúp phục hồi cấu trúc răng và có tính thẩm mỹ cao. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của răng, bác sĩ sẽ tạo ra những miếng trám phù hợp với răng của bạn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ có ích với bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *