Trả lời thắc mắc: Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa là một căn bệnh thường gặp xuất hiện ở hệ hô hấp, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh này. Do tính phổ biến như vậy nên nhiều người vẫn hay thắc mắc liệu viêm tai giữa có lây không? Hãy cùng Kenshin đi tìm câu trả lời nhé!

Bạn đang đọc: Trả lời thắc mắc: Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa có tỉ lệ xuất hiện ở trẻ em cao hơn. Bệnh thường do virus cảm lạnh và virus cúm, nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra.

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Nhiều người tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa đều lo lắng không biết mình có bị lây không. Vì đây cũng là bệnh thuộc hệ hô hấp, thường được cho rằng các bệnh dạng này rất dễ lây.

Thế nhưng trên thực thế lại không như vậy, viêm tai giữa không thể lây trực tiếp nhưng các bệnh nhiễm trùng gây ra tình trạng này lại có thể lây lan nhanh chóng.

Trả lời thắc mắc viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa không thể lây trực tiếp nhưng các tác nhân gây bệnh thì có thể

Trong số những người đang mắc bệnh về đường hô hấp, viêm họng hay cảm lạnh… có một số có thể bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa lúc này không lây trực tiếp nhưng có thể lây gián tiếp nếu bạn tiếp xúc và bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa như thế nào?

Mặc dù bản thân bệnh không có khả năng lây lan nhưng để phòng ngừa hiệu quả bạn không được chủ quan, nhất là những bệnh với đường hô hấp. Các triệu chứng khi mắc bệnh như chóng mặt, sốt, đau nhức tai, ù tai, chảy dịch mủ,… Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày mà còn làm giảm thính lực, cũng như là tác nhân gây ra những bệnh khác.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu chẳng may bị mắc viêm tai giữa sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe. Do chủ quan và không phát hiện sớm khả năng nghe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Viêm tai giữa ở trẻ sẽ khiến phản ứng chậm hơn khi tiếp thu từ xung quanh, nếu để lâu sẽ khiến khả năng ngôn ngữ, lời nói và trí tuệ của trẻ có thể bị chậm phát triển so với bạn cùng lứa.

Do đó, để sức khỏe được đảm bảo tốt nhất, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh… thì cần nhanh chóng đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng, dễ dàng và ít để lại di chứng hơn.

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu được điều trị kịp thời và chính xác bệnh nhân viêm tai giữa cấp sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì.

Các bộ phận trong tai giữa sẽ bị hoại tử nhanh chóng do ảnh hưởng độc lực của virus, vi khuẩn gây bệnh tác động gây tổn thương. Trường hợp bị viêm tai giữa cấp nếu không điều trị đúng sẽ dẫn tới viêm tai giữa mạn tính và các biến chứng sau đây.

Trả lời thắc mắc viêm tai giữa có lây không?

Bệnh viên tai giữa nếu không được điều trị sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm

Thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm tai giữa, nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do:

Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh:

  • Mủ bị ứ đọng trong tai giữa, dẫn tới gây đau đớn nhiều, màng nhĩ căng phồng, sốt cao.
  • Màng nhĩ bị kích thích quá căng dẫn tới thủng, để giải thoát mủ ra ngoài. Xuất hiện lỗ thủng lớn nhỏ không đều, ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Màng nhĩ có thể tự liền lại nếu được điều trị đúng cách
  • Nếu để trở nặng thành viêm tai giữa mạn tính sẽ bị giảm khả năng nghe.

Hai là, do quá trình điều trị:

  • Bệnh nhân được bác sĩ chủ động trích rạch màng nhĩ để hút mủ. Đây là một bước trong điều trị viêm tai giữa.
  • Lỗ thủng thường không quá to ít xâm lấn. Sau khi được điều trị khỏi, lỗ thủng sẽ tự liền. Màng nhĩ của bệnh nhân có thể hồi phục như ban đầu.

Viêm tai giữa mạn tính

Đây là tình trạng viêm tai giữa của bệnh nhân đã bắt đầu chuyển nặng do không được điều trị đúng cách và kịp thời. Hoặc có thể bị ảnh hưởng từ viêm VA ở trẻ nhỏ hay khối u vòm mũi họng ở người lớn.

Hiện nay có hai thể viêm tai giữa mạn tính phổ biến là:

  • Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy: Chảy mủ tai dai dẳng xuất hiện, khả năng nghe kém đi, ù tai, đôi khi nhói đau tai nhưng ở mức độ nhẹ. Thể bệnh này không gây sốt, không có tổn thương xương, cùng các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Viêm tai giữa hồi viêm: Đây là tình trạng bệnh nhân xuất hiện xen kẽ những đợt viêm rầm rộ gọi là hồi viêm. Người bệnh sốt cao, chảy mủ thối, đau tai, cơn đau đầu tăng lên. Các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa thường xuất hiện trong giai đoạn hồi viêm đó là: Viêm não, áp xe não, viêm xương chũm…

Tìm hiểu thêm: Phương pháp kéo giãn cột sống cổ và những điều cần biết

Trả lời thắc mắc viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng bệnh đã chuyển đến giai đoạn nặng hơn

Các thành phần trong tai giữa bị hoại tử

Khi bị viêm tai giữa mạn tính người bệnh dễ bị hoại tử các thành phần trong tai giữa và có thể bị viêm tai trong. Gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Bệnh nhân sẽ bị điếc và khó có thể hồi phục.
  • Viêm tai trong sẽ gây cảm giác chóng mặt, bệnh nhân sẽ mất khả năng giữ thăng bằng.
  • Viêm tai giữa chuyển biến nặng có thể gây liệt dây thần kinh VII. Bệnh nhân sẽ bị mất cảm giác, liệt mặt.

Vệ sinh tai mỗi ngày để hạn chế bị viêm tai giữa

Nên vệ sinh tai mũi họng đúng cách hàng ngày để ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh viêm tai giữa. Nên dùng khăn mềm ẩm sạch để loại bỏ và hạn chế bụi bẩn ở tai.

Không nên sử dụng dụng cụ cứng nhọt để lấy ráy tai nhằm tránh làm tổn thương tai, để hạn chế tối đa viêm nhiễm bên trong tai.

Giữ gìn vệ sinh chung, mỗi người nên sử dụng đồ dùng vệ sinh tai riêng.

Trả lời thắc mắc viêm tai giữa có lây không?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai và những điều cần biết

Kiểm tra vệ sinh tai đúng cách mỗi ngày để phòng bệnh viêm tai giữa

Hậu quả của viêm tai giữa không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Tuy bản thân bệnh không có khả năng lây lan nhưng bạn phải chú ý để tránh ảnh hưởng từ những tác nhân gián tiếp khác, để sức khỏe của bản thân được đảm bảo.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *