Thực phẩm có tính axit cao được xem là tiềm ẩn nhiều tác động xấu đến cơ thể, vì thế nhiều người đã hạn chế chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng hằng ngày để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Bạn đang đọc: Top 6 thực phẩm có tính axit cao cần hạn chế trong bữa ăn hàng ngày
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit cao là nguyên nhân phổ biến làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến một số bệnh mãn tính nguy hiểm như loãng xương, trào ngược dạ dày, sỏi thận,… Vì thế việc lựa chọn thực phẩm đúng cách là vô cùng quan trọng để trung hòa lượng axit dư thừa và cân bằng pH tự nhiên trong cơ thể. Vậy nhóm thực phẩm nào có tính axit cao cần hạn chế? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Thực phẩm có tính axit cao ở mức bao nhiêu?
Thực phẩm sau khi bổ sung vào cơ thể trải qua quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo thành chất dư lượng, chúng sẽ tiếp xúc với các chất lỏng trong cơ thể và tạo thành tính axit, gây ra những phản ứng có hại cho sức khỏe con người, vì thế mà các thực phẩm có tính axit thường được khuyến cáo sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó nhiều người đã lựa chọn xác định được thực phẩm nào có tính axit, thực phẩm nào có tính kiềm để cân bằng dinh dưỡng theo các cột mốc pH như sau:
- Độ pH từ 0 – 7: Có tính axit cao.
- Độ pH = 7: Có độ trung tính.
- Độ pH > 7: Có tính kiềm.
Tuy nhiên mỗi cơ quan trong cơ thể đều đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau và có độ pH lý tưởng khác nhau để trung hòa môi trường trong cơ thể, đặc biệt là nồng độ pH trung bình trong máu sẽ đạt từ 7.35 – 7.45.
Thực phẩm có tính axit cao ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit thì sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như sau:
Dễ gặp các bệnh về xương khớp: Độ pH của máu giảm, tích tụ các axit dư nên bắt buộc cơ thể phải thanh lọc các khoáng chất chứa kiềm, đặc biệt là ngăn chặn sự hấp thụ của canxi vào cơ thể.
Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý: Việc tích tụ quá nhiều nồng độ axit sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm độc tố tích tụ dẫn đến giảm các hoạt động về tiêu hóa và hệ miễn dịch tạo ra tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm như sỏi thận; tiểu đường tuýp 2; các bệnh về đường ruột; huyết áp; tim mạch;…
Để tránh những tác động khó lường khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit và bảo vệ sức khỏe tốt nhất, mọi người nên chọn lọc danh sách những thực phẩm có tính axit và tính kiềm để cân đối xây dựng thực đơn chứa tính kiềm tốt cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về trầm cảm ở người cao tuổi
Top 6 thực phẩm có tính axit
Sử dụng quá nhiều thực phẩm có nồng độ axit cao là nguyên nhân phổ biến làm tăng lượng đường trong máu, tỷ lệ béo phì và tăng chỉ số protein C marker gây viêm (CRP), dưới đây là 6 nhóm thực phẩm chứa nhiều axit mà bạn đọc nên hạn chế sử dụng quá nhiều trong bữa ăn hàng ngày:
Thịt đỏ và các protein hằng ngày
Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến nằm trong danh sách thực phẩm chứa nhiều axit của phương Tây, trong đó thịt đỏ chứa nhiều protein, photpho, trứng và thịt gà cũng là nguồn protein động vật góp phần tăng lượng axit trong chế độ ăn mỗi ngày.
Các sản phẩm làm từ cà chua
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến từ cà chua như sốt cà chua là nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, theo đó nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo nên hạn chế các sản phẩm làm từ cà chua, nếu có thể nên lựa chọn cà chua tươi chưa qua chế biến vì trong các trường hợp khác thì cà chua chính là nguồn cung cấp lycopene tuyệt vời tốt cho sức khỏe.
Sản phẩm làm từ sữa và phô mai
Mặc dù sữa và phô mai là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều các thực phẩm làm từ các chất này sẽ góp phần làm tăng lượng axit có trong khẩu phần ăn và gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Viêm hạch mạc treo do đâu?
Nước uống có tính axit
Nước ngọt là thành phần chứa nhiều axit photphoric, thuộc các nhóm thực phẩm có tính axit ở phương Tây, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra thì việc sử dụng nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng các vấn đề về thận, giảm mật độ khoáng trong xương và tăng nguy cơ tiểu đường.
Trái cây họ cam quýt
Mặc dù các nhóm trái cây họ cam quýt có chứa axit nhưng không tạo thành axit có hại cho cơ thể nên mọi người có thể sử dụng vì đây là nguồn thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C. Tuy vậy đối với người bị trào ngược dạ dày thì cần phải hạn chế vì có thể gây ra các dấu hiệu như nôn trớ hoặc ợ nóng.
Ngũ cốc đã qua chế biến
Các thực phẩm làm từ ngũ cốc theo lối chế độ ăn uống phương Tây phổ biến như các loại bánh mì; bánh nướng;… Đều chứa hàm lượng axit cao mà mọi người cần hạn chế, không nên lạm dụng quá nhiều. Thay vào đó có thể thay bằng các loại ngũ cốc từ trái cây, rau hoặc các thực phẩm có tính kiềm khác để trung hòa lượng axit trong cơ thể.
Hy vọng thông tin trong bài viết đã có những chia sẻ hữu ích về những tác động xấu đối với cơ thể từ chế độ ăn nhiều tính axit, đồng thời Kenshin cũng gợi ý đến bạn đọc top 6 thực phẩm có tính axit cao để mọi người cân nhắc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày, sao cho khoa học và lành mạnh nhất.
Xem thêm:
- Bật mí nên ăn gì để giảm tiết axit dạ dày hiệu quả
- Đồ uống có tính axit có thể làm răng bị hỏng vĩnh viễn
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể