Loãng xương độ 2 là cấp độ loãng xương khá nhiều người mắc phải hiện nay. Vậy chúng ta cần biết vì về loãng xương cấp độ 2 để có thể điều trị và phòng ngừa nó hiệu quả?
Bạn đang đọc: Tổng hợp những điều cần biết về loãng xương độ 2
Càng ngày số lượng bị loãng xương càng có xu hướng gia tăng nhanh. Điều nguy hiểm đối với loãng xương chính là bệnh thường tiến triển nhanh mà không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi đã có các hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Mắc bệnh loãng xương có nghĩa là nguy cơ gãy xương tăng cao, đặc biệt ở xương cổ họng, cổ tay và đốt sống… Căn cứ theo sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh, loãng xương được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó loãng xương cấp độ 2 là giai đoạn tương đối phổ biến và nhiều người gặp phải. Vậy bạn đã biết gì về loãng xương độ 2 chưa?
Contents
Đặc điểm của loãng xương độ 2
Loãng xương độ 2, còn được biết đến là giai đoạn tiến triển của loãng xương. Tại giai đoạn này, sự giảm mật độ xương diễn ra nhanh chóng hơn và nguy cơ gãy xương cũng gia tăng đáng kể.
Khác biệt với loãng xương độ 1 – khi sự giảm mật độ xương chỉ mới bắt đầu và chưa có nhiều triệu chứng lâm sàng, loãng xương độ 2 thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm và khi các biểu hiện đầu tiên của việc mất mát xương trở nên rõ ràng. Mặc dù loãng xương độ 2 vẫn có thể không gây ra triệu chứng cụ thể, nhưng nguy cơ gãy xương ở giai đoạn này cao hơn nhiều so với giai đoạn 1. Việc hiểu rõ sự khác biệt và đặc điểm của loãng xương độ 2 so với các giai đoạn khác, đặc biệt là loãng xương độ 1 chính là chìa khóa để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Triệu chứng thường gặp ở loãng xương độ 2
Mặc dù loãng xương thường tiến triển mà không có nhiều triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên, khi đến giai đoạn 2, một số biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện, giúp báo động về tình trạng xương như:
- Đau xương và khớp: Các cơn đau sẽ tập trung chủ yếu ở vùng lưng, có thể trở nên dữ dội hơn khi cử động mạnh hoặc di chuyển.
- Biến dạng xương sống: Giảm mật độ xương có thể dẫn đến sự biến dạng của xương sống, từ đó khiến người bệnh có vẻ cúi lưng hoặc “gù lưng”.
- Gãy xương dễ dàng hơn: Ở giai đoạn loãng xương độ 2, xương sẽ nên mỏng manh hơn và dễ bị xãy xương hay rạn xương hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải ai bị loãng xương độ 2 cũng sẽ trải qua tất cả những triệu chứng trên. Thậm chí, đôi khi, loãng xương có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng như rạn xương hay gãy xương. Chính vì vậy, việc theo dõi và kiểm tra sức khỏe xương định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm loãng xương.
Tìm hiểu thêm: Chụp X quang khung chậu có ý nghĩa gì? Quy trình thực hiện ra sao?
Nguyên nhân gây ra loãng xương độ 2
Loãng xương, đặc biệt ở giai đoạn 2, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau, cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Những gia đình có lịch sử mắc bệnh loãng xương có thể tăng nguy cơ di truyền cho các thành viên khác trong gia đình cao hơn người thường.
- Thay đổi hormone: Sự giảm sút của hormone trong cơ thể như estrogen đối với nữ giới và testosterone ở nam giới cũng có thể làm tăng tốc độ giảm mật độ xương.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không cân đối, lành mạnh: Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và các khoáng chất khác trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể gây ra mất mát xương nhanh chóng. Đặc biệt, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia và ít vận động cũng góp phần gia tăng nguy cơ loãng xương.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và gây suy giảm mật độ xương.
- Các bệnh lý liên quan: Một số bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh celiac hay bệnh về tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tái tạo xương, thậm chí có thể gây loãng xương, viêm xương.
Phương pháp điều trị loãng xương độ 2
Đối mặt với loãng xương độ 2 đòi hỏi chúng ta cần có một chiến lược điều trị toàn diện và chặt chẽ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị loãng xương phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:
- Dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm tỷ lệ mất xương và tăng cường tái tạo xương.
- Bổ sung dinh dưỡng: Việc bổ sung canxi và vitamin D thường được khuyến nghị trong quá trình điều trị loãng xương để hạn chế tối đa tình trạng thiếu canxi, vitamin D để tái tạo và phục hồi xương.
- Tăng cường vận động: Vận động rất có lợi cho quá trình điều trị loãng xương. Các bài tập như đi bộ, yoga hay tập luyện cường độ vừa phải và tập thể lực giúp tăng cường mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Hãy hạn chế tiêu thụ rượu, bia, không hút thuốc, và tránh sử dụng các thuốc có thể gây hại cho xương (trừ khi cần thiết và dưới sự giám sát của bác sĩ).
- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện xét nghiệm chụp X-quang hình ảnh mật độ xương (DXA) định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe xương.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi?
Loãng xương cấp độ 2 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh. Thậm chí có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc bổ sung các kiến thức cần thiết về vấn đề này sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân tốt hơn, hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Phương pháp chẩn đoán loãng xương độ 3
Phân biệt loãng xương và thoái hóa khớp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể