Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ tổng hợp một số hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn để bạn dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh và có biện pháp chăm sóc phù hợp. Điều này sẽ giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm, khám phá ngay nhé!
Bạn đang đọc: Tổng hợp hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn
Bệnh thủy đậu có biểu hiện đặc trưng là những nốt mẩn đỏ xuất hiện ngoài da trên khắp cơ thể. Mức độ nổi mẩn ở mỗi giai đoạn thường sẽ khác nhau. Do vậy, việc nắm nắm bắt hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn có thể giúp xác định xem bệnh đang ở mức độ nào. Từ đó sẽ có cách chăm sóc hợp lý, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.
Contents
Tìm hiểu tổng quan về bệnh thủy đậu
Thủy đậu có tên khoa học là Chickenpox, một bệnh nhiễm trùng cấp tính do Varicella zoster virus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với giọt bắn chứa virus của người bệnh lúc nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc các tiếp xúc thông thường khác. Bệnh thủy đậu có thể dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Tổn thương tại chỗ: Bao gồm các dát sẩn, phát ban và các mụn nước phỏng rộp chứ dịch mủ có kích thước khoảng 0.1 – 0.5cm xuất hiện trên nền da bị sưng nề, dát đỏ ở khắp cơ thể. Hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn cũng khác nhau. Ở trên đỉnh các đầu mụn thường hơi lõm nhẹ như hạt đậu và có vết vảy nhỏ. Các mụn nước này có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, thậm chí là ở các vùng nhạy cảm như hậu môn, âm đạo, dương vật,…
- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh có thể bị sốt nhẹ và mệt mỏi, khi các tổn thương lan rộng sẽ khiến tình trạng sốt nghiêm trọng hơn. Kèm theo suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hạch thần kinh sưng to, nhức mỏi khớp, cơ,…
Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn. Mặc dù có triệu chứng tương tự nhau, nhưng bệnh ở người lớn thường diễn tiếng nặng hơn và nguy cơ biến chứng cao hơn so với trẻ em. Đặc biệt, ở những người có hệ miễn dịch kém có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng lên đến 30 – 40% và thời gian điều trị cũng kéo dài gấp 3 lần so với người bình thường và trẻ em.
Theo thống kê của một bệnh viện tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 11.000 người mắc bệnh thủy đậu tìm đến bệnh viện để điều trị. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em chỉ khoảng 2 – 3/1.000 và tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn lên đến 8/1.000.
Hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn
Người bị bệnh thủy đậu do bị nhiễm virus Varicella zoster (VZV) cho đến khi bệnh phục hồi hoàn toàn thường sẽ trải qua 4 giai đoạn. Triệu chứng và hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi virus VZV xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện ngay mà sẽ trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, thậm chí là mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị virus thủy đậu tấn công vào phổi và mắt gây nhiễm trùng, nhưng vẫn chưa có các biểu hiện ngoài da.
Hình ảnh thủy đậu ở giai đoạn khởi phát
Sau giai đoạn ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu phát bệnh trong khoảng 3 – 5 ngày. Lúc này, các nốt ban hồng sẽ xuất hiện ở mặt, cổ, đầu, khoang miệng và bắt đầu lan khắp cơ thể. Sau khoảng 1 – 2 ngày, các nốt ban hồng này sẽ rõ rệt hơn thành các nốt đỏ.
Đồng thời, còn đi kèm với một số triệu chứng nhiễm trùng như chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau nhức cơ,…
Hình ảnh thủy đậu ở giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn khởi phát, virus bắt đầu xâm nhập vào hệ bạch huyết gây ra các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ, buồn nôn, tiêu chảy,… Ở giai đoạn này, các nốt ban đỏ cũng dần to lên gây ngứa và hình thành mụn nước, phỏng rộp chứa dịch trong.
Theo thời gian, các nốt mụn ngày càng tích tụ nhiều mủ hơn và căng ra. Sau đó, mủ hóa vàng và trở nên đục hơn, dễ vỡ và hơi lõm nhẹ ở phần đỉnh đầu các mụn.
Cũng tại thời điểm này, các nốt mụn sẽ lan dần xuống khắp cơ thể ngay cả những vị trí khó chịu như đầu, mí mắt, trong miệng, cơ quan sinh dục,… Người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận để tránh làm vỡ các nốt thủy đậu, gây ra tình trạng nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Khóc là gì? Tại sao con người lại khóc?
Hình ảnh thủy đậu ở giai đoạn phục hồi
Nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận, bệnh thủy đậu sẽ nhanh chóng bước đến giai đoạn hồi phục sau khoảng 1 tuần. Lúc này, triệu chứng bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng, các nốt mụn nước sẽ dần khô lại và đóng vảy, sau đó sẽ bong ra và rụng dần. Có thể để lại sẹo ở những vùng da bị tổn thương nặng.
Lúc này, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ một số loại thuốc nhằm hạn chế tình trạng sẹo.
Nên làm gì để bệnh thủy đậu nhanh khỏi?
Nếu chẳng may bị bệnh thủy đậu, điều quan trọng cần thực hiện là điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận.
Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
- Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc thủy đậu qua các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, ngứa râm ran toàn thân, suy nhược cơ thể,… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn biện pháp điều trị đúng cách;
- Tuân thủ sử dụng thuốc theo kháng virus và kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ức chế khả năng hoạt động của virus gây bệnh, hạn chế viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương;
- Cách ly người bệnh, tránh tiếp xúc với người khác và tránh đi đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng;
- Hạn chế ra gió và hãy vệ sinh sẽ cho cơ thể và các vùng da bị tổn thương để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, vi nấm,… tích tụ trên vết thương, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi tắm cần tránh chà sát mạnh vì sẽ làm mụn nước vỡ ra, khiến da bị lở loét;
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường đề kháng cho cơ thể chống chọi lại mầm bệnh. Cần tập trung bổ sung protein, vitamin và khoáng chất để thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch để nhanh chóng đẩy lùi bệnh;
- Hạn chế nơi đông người, đeo khẩu trang khi giao tiếp và sử dụng các dụng cụ cá nhân riêng để tránh lây bệnh;
- Tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu đầy đủ cho trẻ em và người lớn được xem là biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Đồng thời, giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe khi chẳng may nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Các chị em đã biết ánh sáng xanh trong spa có tác dụng gì hay chưa?
Trên đây là những hình ảnh thủy đậu qua các giai đoạn cùng với những hình ảnh biến chứng của bệnh. Việc nắm rõ điều này sẽ giúp xác định chính xác diễn tiến của bệnh thủy đậu để có biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể