Toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan cho rằng đây chỉ là những triệu chứng nhẹ không đáng lo ngại. Thực tế, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?
Một số bệnh lý thường xuất hiện các triệu chứng chung như toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn. Nếu người bệnh chủ quan, coi nhẹ những triệu chứng này mà bỏ qua việc thăm khám kiểm tra sức khoẻ, có thể bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị những bệnh lý nguy hiểm. Để đề phòng những tình huống không mong muốn này xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng này nhé!
Contents
Nguyên nhân gây tình trạng toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn
Nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, nhiễm khuẩn, nội tiết… có thể gây nên các triệu chứng chung như toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn… Triệu chứng chóng mặt khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, đứng không vững, dễ dàng bị ngất xỉu. Chóng mặt có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng toát mồ hôi lạnh và buồn nôn.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, một số nguyên nhân bao gồm:
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết sẽ xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới ngưỡng bình thường và cơ thể không kịp điều hoà để làm tăng lượng đường trong máu về mức an toàn. Tình trạng này có thể gặp ở người bị đái tháo đường và gặp tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, ở những người bình thường nếu ăn uống không đầy đủ mỗi ngày cũng có thể bị hạ đường huyết.
Hạ đường huyết thường xảy ra một cách đột ngột, khó dự đoán trước. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, đau đầu, mờ mắt, run rẩy, nhịp tim nhanh, dễ cáu gắt, buồn ngủ, mệt mỏi…
Đau tim
Khi lượng máu về tim bị giảm hoặc bị ngăn chặn bởi một yếu tố nào đó, lúc này cơn đau tim có thể sẽ xuất hiện. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau ngực dữ dội. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện các triệu chứng như toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn, cơn đau có thể lan tỏa qua các vị trí lân cận như bụng trên, cổ, lưng, hụt hơi…
Cường giáp
Cường giáp là bệnh lý rối loạn tuyến giáp, do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone cho cơ thể. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đổ nhiều mồ hôi, bị chóng mặt do nhịp tim nhanh và không đều. Người bị cường giáp còn xuất hiện một số triệu chứng như: Nóng, mệt mỏi, lo lắng, khó ngủ, giảm cân không rõ nguyên nhân, run tay, rối loạn tiêu hoá…
Bốc hỏa, nóng bừng
Các triệu chứng bốc hỏa, nóng bừng thường xuất hiện ở đối tượng là phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Khi vùng dưới đồi hay còn gọi là vùng não kiểm soát nhiệt độ cơ thể nhạy cảm hơn với những thay đổi về nhiệt độ hoặc khi nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ bị giảm trong thời kỳ mãn kinh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bốc hoả.
Bốc hỏa là tình trạng các cơn nóng dữ dội, đột ngột xuất hiện ở phần thân trên của cơ thể bao gồm phần ngực, cổ, mặt. Các cơn nóng này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn, tăng nhịp tim, đau đầu…
Huyết áp thấp
Khi huyết áp giảm một cách đột ngột sẽ khiến lượng máu lên não bị giảm và oxy không được cung cấp đầy đủ cho não dẫn đến tình trạng người bệnh bị ngất xỉu trong một khoảng thời gian ngắn. Trước khi ngất xỉu, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, da nhợt nhạt, lo lắng, bồn chồn, tầm nhìn bị thay đổi, mất kiểm soát hoạt động cơ bắp…
Bên cạnh những nguyên nhân ở trên, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, đau đầu như lo lắng thái quá, kiệt sức do sốc nhiệt, say nắng, say tàu xe, tác dụng phụ của thuốc hay đây là triệu chứng của các hội chứng Dumping, hội chứng cai rượu…
Cách khắc phục tình trạng toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn
Nếu các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn, và cơ thể có thể hồi phục lại sau đó thì không cần phải quá lo lắng, đây có thể là do thay đổi thời tiết, cảm cúm hoặc căng thẳng quá mức. Ngoài ra, còn có một số cách giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả như:
Tạm ngừng làm việc
Nếu vẫn cố gắng làm việc, người bệnh có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng này. Khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh nên ngừng làm việc mà hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để cải thiện triệu chứng hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng ở hai bên thái dương, ngồi thiền, nghe nhạc thư giãn hoặc ngủ một giấc thật sâu.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Sinh xong bao lâu thì cấy que tránh thai được?
Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Người bệnh nên tìm một tư thế thật thoải mái để nghỉ ngơi, tránh hoạt động hoặc thay đổi tư thế đột ngột như xoay đầu, đứng dậy hay ngồi xuống quá nhanh, bật dậy khi đang nằm… Người bệnh có thể nhắm mắt lại để hệ thần kinh có thời gian làm quen với sự thay đổi tư thế, từ đó giúp khắc phục tình trạng chóng mặt, buồn nôn.
Uống nước gừng pha mật ong
Gừng là bài thuốc dân gian có vị ấm được nhiều người dân ưa dùng. Ngoài việc giúp làm ấm cơ thể, tránh tình trạng nhiễm lạnh, gừng còn giúp làm giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện chóng mặt, đau đầu hiệu quả.
Tránh dùng chất kích thích, bia, rượu hoặc hút thuốc lá
Khi gặp các triệu chứng chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, buồn nôn người bệnh nên tránh sử dụng rượu bia, cà phê, nước uống có gas, nước đá lạnh để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng trên. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung các loại nước điện giải hoặc nước tinh khiết để cải thiện triệu chứng.
Tuy nhiên, khi tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, toát mồ hôi lạnh diễn ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.
Cách phòng ngừa cơ thể toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn
Một số cách giúp ngăn ngừa các triệu chứng toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn:
- Nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày với cường độ phù hợp.
- Cần bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để không bị mệt mỏi quá mức. Hạn chế thức khuya.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống khoa học, giàu dưỡng chất. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, giàu chất chống oxy hoá, ăn nhiều rau xanh, trái cây…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia hoặc thuốc lá, các chất gây hại cho sức khỏe…
- Giữ vững tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường và điều trị càng sớm càng tốt.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ngắn hạn là gì? Cách phòng tránh tình trạng này ra sao?
Toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe, nó có thể không đáng lo ngại nhưng nó cũng có thể là chỉ dấu cho một hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để đảm bảo chắc chắn về tình trạng sức khoẻ của bản thân đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám sớm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể