Thực hiện xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương án chẩn đoán bệnh lý, kiểm tra sức khỏe tổng quát phổ biến, được các bác sĩ khuyến khích thực hiện để theo dõi tình trạng sức khỏe. Trong bài viết dưới đây Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chỉ số SG trong nước tiểu.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số SG trong nước tiểu
Chỉ số SG trong nước tiểu là cơ sở để chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe nhất định. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số SG trong xét nghiệm nước tiểu, Kenshin mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Contents
Chỉ số SG trong nước tiểu là gì?
Chỉ số SG có tên đầy đủ là Specific Gravity có nghĩa là tỷ trọng. Chỉ số SG trong nước tiểu hay tỷ trọng nước tiểu được định nghĩa là lượng các chất hòa tan có trong nước tiểu so với nước thông thường (=1000). Tỷ trọng nước tiểu thể hiện khả năng cô đặc nước tiểu hoặc pha loãng nước tiểu, qua đó giúp đánh giá trạng thái thể dịch hoặc cân bằng nước của người bệnh.
Chỉ số SG trong nước tiểu là chỉ số gợi ý khả năng nhiễm khuẩn, bệnh lý về thận như viêm cầu thận, bệnh lý ống thận hoặc viêm đài bể thận. Bên cạnh đó một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số SG trong nước tiểu, thông qua chỉ số này bác sĩ có thể đánh giá bệnh lý của bệnh nhân, nhất là các bệnh liên quan đến gan, bệnh tiểu đường, suy tim xung huyết.
Ý nghĩa của chỉ số SG trong nước tiểu
Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số SG trong nước tiểu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán bệnh lý, nhất là các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, hệ bài tiết. Thử nghiệm cho thấy chỉ số SG trong nước tiểu phản ánh nồng độ ion trong nước tiểu và khả năng tương quan với phương pháp đo khúc xạ. Khi có các ion dương thì các proton sẽ được giải phóng bởi một thuốc thử hỗn hợp, từ đó tạo nên một sự thay đổi màu của chất chỉ thị màu Bromothymol thành màu xanh da trời hoặc màu xanh lá cây, sau đó chuyển dần thành màu vàng.
Thành phần đạm trong nước tiểu dao động từ 100 – 500 mg/dL hoặc các cetoacid khiến cho chỉ số SG trong nước tiểu có xu hướng tăng lên. Sự tăng lên này là do nồng độ đường >1000mg/dL (>56 nmol/l) có thể sẽ không được phát hiện thông qua thử nghiệm này.
Chỉ số SG trong nước tiểu bình thường sẽ được đo theo que thử, cụ thể là từ 1.010 – 1.025. Những thay đổi trong tỷ trọng nước tiểu và tình trạng thận tương ứng được thể hiện như sau:
Chỉ số SG trong nước tiểu giảm (Chỉ số này cho thấy dấu hiệu thận có khả năng cô đặc nước tiểu kém hoặc tình trạng tăng thải nước tiểu quá mức, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo nhạt do thận, viêm cầu thận cấp, viêm bể thận cấp hoặc người bệnh bị hoại tử ống thận giai đoạn đa niệu. Chỉ số SG trong nước tiểu thấp giả tạo có thể xuất phát từ việc nước tiểu bị kiềm hóa.
Chỉ số SG trong nước tiểu không thay đổi (=1.010): Thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối, chỉ số SG trong nước tiểu có xu hướng tiến đến 1.010 do bệnh thận gây suy mạn thận hoặc viêm cầu thận mạn.
Chỉ số SG trong nước tiểu tăng (>1.035): Việc tăng chỉ số SG trong nước tiểu thể hiện nước tiểu đang bị cô đặc với một lượng rất lớn chất hòa tan. Nguyên nhân gây tình trạng này có thể do cơ thể bị mất nước do sốt, nôn ói, tiêu chảy hoặc hội chứng tăng tiết AH không thích hợp, suy thượng thận, suy thận, hạ Kali trong máu đi kèm dấu hiệu phù, suy gan, suy tim do tắc nghẽn, hội chứng thận hư,… Bên cạnh đó chỉ số SG trong nước tiểu tăng cũng có thể liên quan đến đái tháo đường hoặc do bệnh nhân truyền đường, tiểu đạm, nhiễm độc niệu, truyền dung dịch dextran.
Tìm hiểu thêm: Nước tiểu có mùi lạ do nguyên nhân nào? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hướng dẫn cách lấy mẫu nước tiểu đúng cách
Chỉ số SG trong nước tiểu được thể hiện trong kết quả xét nghiệm nước tiểu. Hiện nay có 2 phương pháp lấy mẫu nước tiểu để thực hiện xét nghiệm là lấy 1 mẫu nước tiểu giữa dòng (thường là mẫu nước tiểu lúc sáng sớm và lần tiểu đầu sau khi thức dậy) hoặc lấy nước tiểu trong 24 giờ để phân tích và cho ra kết quả, trong đó có chỉ số SG trong nước tiểu.
Cách lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm theo các lấy toàn bộ mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ thực hiện như sau:
- Bước 1: Ngay sau khi thức dậy người bệnh đi tiểu kết vào bồn vệ sinh và không cần lấy mẫu nước tiểu này. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh lấy mẫu nước tiểu vào khung giờ cố định trong buổi sáng.
- Bước 2: Người bệnh thu thập toàn bộ lượng nước tiểu trong thời gian còn lại của ngày đó, bao gồm cả buổi tối. Mỗi khi đi tiểu xong bạn đổ hết lọ nước tiểu vào trong một bình chứa được bệnh viện cung cấp.
- Bước 3: Đúng 24 giờ sau khi thực hiện bước 1 bạn thu thập mẫu nước tiểu cuối cùng, đổ vào bình chứa.
>>>>>Xem thêm: Những thay đổi rõ rệt của trẻ 7 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn này
Việc thu thập nước tiểu giữa dòng có ý nghĩa quan trọng là sau khi đã tiểu bớt 1 ít nước tiểu và thu thập phần nước tiểu tiếp sau đó, kết quả xét nghiệm có tính chính xác hơn. Mục đích của việc bỏ bớt phần nước tiểu đầu là loại bỏ phần nước tiểu bị vấy bẩn bởi vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn – những bộ phận rất gần với lỗ tiểu. Khi thực hiện lấy nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm người bệnh cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước đó, tránh để dây bẩn vào mẫu nước tiểu. Bên cạnh đó bạn cũng nên vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài trước khi đi tiểu.
Người bệnh cần ghi nhớ những chi tiết, lưu ý liên quan đến việc lấy nước tiểu như thức uống, thức ăn cần tránh, có nên ăn hoặc uống quá ngọt không,… trước khi tiến hành lấy mẫu. Tốt nhất trước khi lấy mẫu nước tiểu bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tốt hơn hết ăn nhạt, ít dầu mỡ, ít đường, ít muối,… để kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.
Hy vọng qua bài viết trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số SG trong nước tiểu cũng như cách lấy mẫu nước tiểu để tiến hành xét nghiệm cho ra kết quả khách quan, chính xác nhất. Khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu người bệnh nên tuân thủ những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt,… để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình thăm khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý thông qua các chỉ số trong nước tiểu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể