Thiếu máu là bệnh lý huyết học thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống không đảm bảo, chấn thương gây mất máu,… Trong đó, thiếu máu viêm khớp dạng thấp là thể thường gặp, cần phát hiện sớm để hạn chế biến chứng nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tình trạng thiếu máu viêm khớp dạng thấp
Đa số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đều được tiến hành theo dõi biểu hiện thiếu máu để can thiệp kịp thời. Vậy thiếu máu viêm khớp dạng thấp có mối liên hệ như thế nào? Vì sao viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến thiếu máu?
Contents
Tìm hiểu chung về viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
Để hiểu hơn về tình trạng thiếu máu viêm khớp dạng thấp, điều đầu tiên bạn cần biết là định nghĩa về bệnh viêm khớp dạng thấp và cả bệnh thiếu máu. Hai căn bệnh tưởng chừng không liên quan nhưng lại có mối liên hệ khá mật thiết.
Bệnh viêm khớp dạng thấp lài gì?
Trước khi tìm hiểu thiếu máu viêm khớp dạng thấp, bạn cũng cần biết định nghĩa về bệnh viêm khớp dạng thấp để hiểu hơn cơ chế tác động đến huyết học của bệnh. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp, tác động đầu tiên đến bao hoạt dịch khớp và gây nhiều hệ lụy đối với các cơ quan khác của cơ thể.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có hệ miễn dịch khác thường, thay vì bảo vệ cơ thể, chống lại yếu tố tác động bên ngoài thì hệ miễn dịch của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp lại tấn công, gây tổn thương và viêm nhiễm bao hoạt dịch khớp, nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng lâm sàng khi bị viêm khớp dạng thấp bao gồm đau, sưng tấy, nóng đỏ khớp bất thường, gặp khó khăn khi vận động, đi lại. Tổn thương lâu ngày ở khớp không được điều trị có thể ảnh hưởng xấu đến cả tim, phổi, mạch máu, thị lực,…
Định nghĩa bệnh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu trong máu không đủ để đáp ứng mức ổn định, gây giảm vận chuyển oxy đến các tế bào. Hồng cầu là tế bào máu chiếm tỷ lệ cao nhất, nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Khi thiếu đi hồng cầu cũng đồng nghĩa với việc thiếu oxy đến các tế bào và khiến chúng suy giảm hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.
Liệu viêm khớp dạng thấp có gây thiếu máu không?
Thiếu máu viêm khớp dạng thấp có tồn tại không? Câu trả lời là có. Bệnh lý viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến nhiều dạng thiếu máu khác nhau, trong đó bao gồm thiếu máu mãn tính và thiếu máu do thiếu sắt. Vấn đề này được gọi chung là thiếu máu viêm khớp dạng thấp.
Khi hệ miễn dịch tấn công khớp, các triệu chứng viêm khớp bắt đầu xuất hiện và các cơ quan khác trong cơ thể cũng “cảm nhận” được điều này và bị ảnh hưởng. Quá trình phát triển thành viêm mạn tính ở khớp khiến sự sản sinh tế bào hồng cầu suy giảm, từ đó số lượng hồng cầu ở tủy xương cũng giảm nhanh. Điều này trở thành nguyên nhân giải phóng protein có mối liên hệ đến cơ chế sản xuất sắt của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Khối u gan 10cm có nguy hiểm không?
Bệnh thiếu máu viêm khớp dạng thấp ngoài do cơ chế của bệnh thì còn có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc uống điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Điển hình có thể kể đến như thuốc kháng viêm không chứa steroid. Ngoài tác dụng phụ là gây thiếu máu, loại thuốc này còn có thể dẫn đến loét dạ dày chảy máu, viêm dạ dày,…
Bệnh nhân bị thiếu máu viêm khớp dạng thấp nặng cần can thiệp bổ sung sắt hoặc điều chỉnh liều dùng thuốc cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu khiến bệnh tình nặng hơn. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên, định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để sớm nhận biết, nắm bắt tình hình thiếu máu, từ đó có cách bổ sung, xử lý thích hợp.
Chẩn đoán thiếu máu viêm khớp dạng thấp bằng cách nào?
Việc cần làm đầu tiên để chẩn đoán thiếu máu viêm khớp dạng thấp, bác sĩ cần dựa trên tiền sử bệnh án, biểu hiện bệnh lý cụ thể của mỗi người để chẩn đoán lâm sàng thiếu máu viêm khớp dạng thấp. Người mới bị thiếu máu thể nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng, cần làm xét nghiệm máu để biết nồng độ hồng cầu trong máu là bao nhiêu, có phải thiếu máu viêm khớp dạng thấp hay không.
Có một số triệu chứng thiếu máu viêm khớp dạng thấp người bệnh có thể tự nhận biết. Việc số lượng hồng cầu suy giảm khiến oxy không đủ cho các bộ phận, cơ quan và gây nên một số thay đổi đáng chú ý như rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy đột ngột,…
Khi đến bệnh viện chẩn đoán, ngoài yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân thiếu máu viêm khớp dạng thấp như xét nghiệm nồng độ sắt huyết thanh, ferritin, xét nghiệm lượng axit folic và vitamin B12 trong máu,…
Phương pháp chữa trị thiếu máu viêm khớp dạng thấp
Xác định phương pháp chính để điều trị thiếu máu viêm khớp dạng thấp còn cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh và tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Đặc hiệu nhất để khắc phục tình trạng này là tiến hành chữa trị có hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp để không làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, nhất là số lượng hồng cầu trong máu. Bởi nếu chỉ tập trung chữa thiếu máu và bỏ qua bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng thiếu máu viêm khớp dạng thấp sẽ lại tái diễn.
>>>>>Xem thêm: Cấu tạo của tế bào biểu mô là gì? Chức năng của tế bào biểu mô
Người bệnh có thể được khuyến khích bổ sung nhiều thực phẩm bổ máu, chứa nhiều folate và vitamin B12 hơn nhằm kích thích tủy xương sản sinh nhiều hồng cầu hơn. Tuy nhiên với trường hợp thiếu máu viêm khớp dạng thấp nặng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc Erythropoietin để thúc đẩy tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu nhanh và nhiều hơn.
Tình trạng thiếu máu viêm khớp dạng thấp cần phát hiện và tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt bởi thiếu hụt oxy và dưỡng chất lâu dài khiến nhiều cơ quan bị ảnh hưởng, trong khi đó, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng không thể cải thiện hiệu quả trong khi cơ thể đang bị thiếu máu.
Nhìn chung, thiếu máu viêm khớp dạng thấp là hiện tượng thường gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp. Nhằm sớm nhận biết và can thiệp tình trạng trên, người bệnh nên thực hiện thăm khám, xét nghiệm đúng lịch và đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tóc rụng nhiều, tê bì chân tay,…
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp vị thành niên là bệnh gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể