Tìm hiểu về stress oxy hóa để sống khỏe hơn mỗi ngày

Bạn rất dễ bị stress oxy hóa khi số lượng các gốc tự do trong cơ thể quá nhiều. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về stress oxy hóa để sống khỏe hơn mỗi ngày

Một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương tế bào đó là stress oxy hóa. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu về stress oxy hóa qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.

Stress oxy hóa là gì?

Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Cụ thể hơn:

Gốc tự do được biết đến là các phân tử chứa oxy và có electron tự do. Các electron này dễ dàng phản ứng với các phân tử khác và gây ra các chuỗi phản ứng hóa học trong cơ thể. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa. Nó có thể có lợi hoặc gây hại cho cơ thể.

Chất chống oxy hóa lại là các phân tử có khả năng cho electron để gắn kết với gốc tự do nhưng vẫn giữ được tính bền vững. Điều này giúp cho gốc tự do ổn định hơn và ít gây ra các phản ứng hóa học bất lợi. Các chất chống oxy hóa ngoài tự nhiên bao gồm vitamin A, C và E. Cơ thể chúng ta cũng có chất chống oxy hóa tự nhiên là glutathione.

Tìm hiểu về stress oxy hóa để sống khỏe hơn mỗi ngày 1Sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa gây stress oxy hóa.

Ảnh hưởng của stress oxy hóa lên cơ thể

Oxy hóa thường xuyên diễn ra trong cơ thể và nó là một quá trình bình thường. Tuy nhiên stress oxy hóa lại là một tình trạng bất thường của cơ thể. Quá trình này sẽ phá vỡ cân bằng giữa hoạt động của các gốc tự do và chất chống oxy hóa, dẫn đến làm giảm năng lực chống lại bệnh tật.

Nếu gốc tự do hiện diện nhiều hơn quá mức với các chất chống oxy hóa, điều này có thể gây tổn hại đến mô mỡ, ADN và protein. Theo thời gian, stress oxy hóa sẽ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: đái tháo đường, xơ vữa động mạch, viêm mạn tính, tăng huyết áp, bệnh tim, thoái hóa thần kinh (chẳng hạn như Parkinson và Alzheimer) và ung thư. Ngoài ra, stress oxy hóa cũng khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Yếu tố nguy cơ gây stress oxy hóa

Khi cơ thể bị viêm, chuyển hóa hay hoạt động như tập thể dục đều có thể sản sinh ra một số gốc tự do tự nhiên. Điều này bình thường và là một phần trong hệ thống sinh lý khỏe mạnh.

Chúng ta thường tiếp xúc với các gốc tự do từ trong môi trường như: Ozone khí quyển, một số loại thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa, khói thuốc lá, bức xạ, ô nhiễm.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, chất béo và thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng sản xuất ra các gốc tự do trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật maze là gì? Những lưu ý khi tiến hành phẫu thuật Maze

Tìm hiểu về stress oxy hóa để sống khỏe hơn mỗi ngày 2Khói thuốc lá là nguy cơ gây stress oxy hóa.

Kiểm soát và ngăn ngừa stress oxy hóa

Để kiểm soát stress oxy hóa, bạn cần làm tăng nồng độ các chất chống oxy hóa đồng thời giảm bớt gốc tự do. Tuy nhiên, việc tránh tiếp xúc hoàn toàn với các gốc tự do trong môi trường tự nhiên là việc làm bất khả thi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện các phương pháp giúp giảm thiểu tác động của stress oxy hóa lên cơ thể ngay sau đây:

Ăn uống đủ chất để bổ sung chất chống oxy hóa: ăn 5 khẩu phần trái cây và rau củ tăng cường sản xuất chất chống oxy hóa mỗi ngày như: dâu tây, việt quất, phúc bồn tử, mâm xôi…; quả anh đào, trái cây họ cam quýt, mận khô; rau có lá màu xanh đậm như rau cải, rau chân vịt, xà lách…, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, ô liu…

Có lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn và tránh hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất, sử dụng kem chống nắng, hạn chế tiêu thụ các thức uống có cồn như rượu, bia, ngủ đủ giấc, hạn chế ăn quá nhiều…

Tìm hiểu về stress oxy hóa để sống khỏe hơn mỗi ngày 3

>>>>>Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về hội chứng Peutz-Jegher

Tập thể dục đều đặn để phòng ngừa stress oxy hóa.

Mặc dù việc tạo ra các gốc tự do trong cơ thể là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể chọn làm tăng cường các chất chống oxy hóa, giúp giảm bớt tình trạng stress oxy hóa bằng việc có lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống phù hợp.

Hường

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *