Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể?

Vành tai có tác dụng gì với cơ thể hay chỉ có chức năng duy trì tính thẩm mỹ cho toàn khuôn mặt? Thực tế thì vành tai sẽ giúp bạn nghe và định hướng âm thanh tốt hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể?

Vành tai là phần nhô ra bên ngoài của tai, tưởng chừng như chúng không giúp ích được gì nhưng thật ra là có rất nhiều chức năng. Vậy vành tai có tác dụng gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Cấu trúc vành tai

Vành tai được chia làm 2 phần cấu trúc bao gồm phần trên và phần dưới:

  • Phần trên vành tai: Được tạo dựng bởi khung sụn và phủ bên ngoài là một lớp da mỏng, ít mỡ. Hình dạng của vành tai cũng được định hình bởi chính khung sụn này và biến thiên phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
  • Phần dưới vành tai: Hay còn gọi là dái tai, đây là phần không chứa sụn và chứa mỡ bao bọc bởi một nếp da. Dái tai chiếm khoảng 1/5 chiều cao của vành tai.

Mặt trong của vành tai có chứa nhiều gờ và rãnh. Cấu trúc các gờ này tương đối phức tạp, bên trong có chứa hệ mạch máu để lưu chuyển dinh dưỡng và oxy đến nuôi các tế bào vành tai. Cụ thể bao gồm:

  • Gờ luân: Là gờ ở vị trí ngoài cùng ở mặt trong tai.
  • Gờ đối luân: Tạo với gờ luân một rãnh gọi là lõm thuyền.
  • Bình tai: Vị trí trước xoắn tai.
  • Gờ đối bình tai: đối diện với bình tai.

Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể? 1

Cấu trúc các gờ trên vành tai

Vành tai có tác dụng gì với cơ thể?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Đa phần đều cho rằng vành tai chỉ là cấu trúc giúp bạn có thể đeo những phụ kiện đi kèm, ví dụ như khẩu trang, mắt kính, thiết bị trợ thính,… Tuy nhiên, chỉ đúng một phần mà thôi, trên thực tế thì vành tai còn giúp thính giác bạn hoạt động nhạy bén hơn.

Sở dĩ vành tai có cấu trúc lồi lõm xen kẽ là để tạo ra các đường gấp khúc giúp nhận và hứng các sóng âm. Nhờ đó giúp tai của bạn có thể nghe thấy tốt hơn. Trên thực tế nếu không có vành tai bạn sẽ rất khó để phân biệt được vị trí âm thanh phát ra, hướng của âm thanh và phân biệt giữa âm thanh này với âm thanh khác.

Bên cạnh đó vành tai còn giữ vai trò thẩm mỹ. Một vành tai đẹp còn giúp cho khuôn mặt bạn cân đối và giàu sức sống hơn.

Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể? 2

Giải đáp thắc mắc vành tai có tác dụng gì

Những bệnh lý vành tai phổ biến

Vành tai là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với không khí, vì vậy việc tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường cũng nhiều hơn. Sau đây là một số bệnh lý về vành tai thường hay gặp:

Viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai là tình trạng vùng sụn ở vành trên bị nhiễm trùng. Đặc trưng bởi các tình trạng sưng, đau, nóng đỏ. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời thì viêm sụn tay rất dễ để lại các biến chứng mất thẩm mỹ.

Thậm chí vi khuẩn từ vành tai nếu không vệ sinh kỹ có thể đi sâu vào trong gây viêm nhiễm. Các biến chứng có thể kể đến như gây viêm tai giữa, viêm tai ngoài,…

Tụ máu vành tai

Tụ máu vành tai là tình trạng “vết bầm” hình thành ở tai sau một chấn thương va đập nào đó. Nguyên nhân là vì sau khi chịu tác động vật lý thì hệ thống mạch máu bên dưới vành tai bị vỡ ra. Chúng tích tụ ở giữa lớp sụn và lớp da màng sụn tạo thành các vệt có màu đỏ – tím rất mất thẩm mỹ.

Thoạt đầu trong có vẻ vô hại, tuy nhiên nếu khối máu tụ không được giải quyết có thể gây chèn ép mạch máu xung quanh. Kết quả là có thể dẫn đến biến chứng tai súp lơ, viêm, hoại tử sụn vành tai.

Tìm hiểu thêm: Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai cần biết để tránh

Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể? 3
Biến chứng tai súp lơ sau khi bị tụ máu vành tai

U bã đậu

Hình thành hạt u trên vành tai là một tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy không làm tổn hại sức khỏe nhiều nhưng lại dẫn đến mất thẩm mỹ. Những nốt u này thường mềm, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Nốt u thường lành tính nhưng cũng dễ bị viêm nhiễm, tấy đỏ và gây đau nhức.

Trường hợp bị u bã đậu cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để xử lý lấy nhân u. Sau khi xử lý xong bác sĩ thường sẽ cho sát trùng phù hợp để tránh vi khuẩn xâm nhập. Tuyệt đối không tự ý trích, nặn có thể gây bội nhiễm vi khuẩn và để lại sẹo vĩnh viễn rất mất thẩm mỹ.

Zona tai

Đây là bệnh lý gây ra bởi virus Varicella zoster (nguyên nhân gây bệnh thủy đậu). Tình trạng này thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch chẳng hạn như người lớn tuổi, bệnh nhân HIV hoặc điều trị ung thư.

Zona tai đặc trưng bởi các hạt mụn nước có viền đỏ xung quanh. Khi lành thương thường để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Bệnh trở nặng có thể gây sốt, ù tai, chóng mặt và thậm chí có thể làm suy giảm thính lực.

Rò luân nhĩ

Tình trạng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của một lỗ nhỏ cạnh gờ luân. Đây là một dị tật bẩm sinh hình thành ngay trong thời kỳ phôi thai. Lỗ rò này có thể vô hại, song một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng chảy dịch hôi.

Khi lỗ rò bị tắc, các dịch bên trong tạo thành môi trường kỵ khí phù hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Lâu dần ổ nhiễm trùng có thể gây viêm, áp xe cực kỳ đau đớn.

Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể? 4

>>>>>Xem thêm: Tư thế chiến binh 3: Lợi ích và cách thực hiện

Tình trạng rò luân nhĩ bẩm sinh

Ung thư vành tai

Thường biểu hiện ban đầu là các u nhỏ bằng nốt ruồi ở vành tai, cứng, sần sùi, dính vào sụn, dễ chảy máu. Sau giai đoạn đầu, các hạt u này bắt đầu phát triển nhanh, có thể lan rộng khắp vành tai và khu vực xung quanh. Tệ hơn, chúng có thể phát tán ngược vào trong ống tai gây bít tắc ráy tai. Những trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ cả vành tai để điều trị.

Dị tật vành tai nhỏ

Đây là một bệnh lý bẩm sinh tuy không gây hại về mặt sức khỏe nhưng khiếm khuyết này khiến mất đi một phần chức năng của vành tai. Người bệnh sẽ bị giảm thính lực do nhận sóng âm kém hơn, khó phân biệt hướng âm thanh phát ra và gây mất thẩm mỹ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp giải đáp thắc mắc vành tai có tác dụng gì. Nhìn chung cấu trúc này sẽ giúp chức năng thính giác của tai được trọn vẹn và duy trì độ thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tham khảo thêm các bài viết mới của Kenshin để biết thêm nhiều điều thú vị về sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *