Tiêm khớp gối là một trong những phương pháp điều trị vấn đề liên quan đến khớp gối. Tác dụng của phương pháp này chủ yếu là giảm đau nhức, hạn chế sưng viêm và hỗ trợ chức năng vận động cho người bệnh. Hiện nay, tiêm khớp gối gồm nhiều loại và thích hợp với mỗi bệnh lý khác nhau.
Bạn đang đọc: Tiêm khớp gối là gì? Có mấy loại tiêm khớp gối?
Tiêm khớp gối có thể kể đến như thuốc corticosteroid, acid hyaluronic,… Những loại thuốc này đa phần đều có độ nhớt cao để bôi trơn khớp. Ngoài ra, kỹ thuật tiêm khớp gối còn ứng dụng để hút dịch dư thừa bên trong khớp ra ngoài, giảm sưng khớp.
Theo khảo sát, đa số ca bệnh đều có cải thiện đáng kể về triệu chứng bệnh sau khi thực hiện tiêm khớp gối theo chỉ định của bác sĩ. Hiệu quả giảm đau nhức, giảm sưng khi thực hiện tiêm khớp gối khá tốt nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như cơ địa của bệnh nhân, mức độ đáp ứng điều trị, thực trạng bệnh lý,… Tuy nhiên, nếu tiêm khớp gối không đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân có thể được chỉ định phương án khác nhằm giảm đau, giảm triệu chứng hiệu quả hơn.
Contents
Các loại tiêm khớp gối phổ biến
Tiêm khớp gối thực tế gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại tiêm khớp gối, thuốc tiêm khớp gối đền đem đến hiệu quả và thích hợp với các bệnh lý, triệu chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là những loại tiêm khớp gối được dùng phổ biến hiện nay.
Tiêm corticosteroid
Phương pháp tiêm khớp gối corticosteroid là phương pháp sử dụng thuốc nhóm corticosteroid có tính kháng viêm mạnh mẽ để tiêm vào bên trong khớp gối. Loại thuốc này có tác dụng để thay thế thuốc giảm viêm dạng uống vì có tác dụng nhanh chóng hơn, hiệu quả cao hơn, áp dụng trong trường hợp bệnh nhân trong tình trạng cấp tính. Tuy nhiên không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện tiêm corticosteroid khi bị đau khớp gối nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Tiêm chọc hút dịch khớp
Chọc hút dịch khớp cũng là một trong những dạng tiêm khớp gối phổ biến, thường dùng cho bệnh nhân tăng tiết dịch khớp gối. Trong quá trình hoạt động, khớp gối sẽ tự tiết dịch bôi trơn hỗ trợ giảm ma sát, làm quá trình vận động trở nên đơn giản, linh hoạt hơn. Tuy nhiên do bệnh lý hoặc vấn đề khác ở khớp, việc tiết dịch trở nên quá nhiều, tràn dịch khớp gối cần phải tiến hành điều trị. Trong đó, tiêm khớp gối chọc hút dịch là một trong những cách xử lý tức thời trong trường hợp dịch tràn quá nhiều.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt các triệu chứng Covid 19 hai biến thể Omicron và Delta
Chọc hút dịch là kỹ thuật dùng để đưa chất dịch dư thừa ra ngoài ổ khớp, từ đó phát huy hiệu quả giảm đau, giảm sưng với hiệu quả gần như tức thì. Bên cạnh đó, phương pháp tiêm khớp gối chọc hút dịch còn được ứng dụng khi bệnh nhân bị nhiễm trùng khớp. Chọc hút một phần dịch khớp sẽ hỗ trợ trong việc xét nghiệm, phân tích và đưa ra hướng chữa trị thích hợp.
Tiêm acid hyaluronic
Một dạng tiêm khớp gối phổ biến nữa là tiêm acid hyaluronic vào khớp. Acid hyaluronic là một dạng chất dịch có vai trò hỗ trợ bôi trơn khớp gối, góp phần thay thế cho dịch bôi trơn tự nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị khô khớp gối, giúp bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ vận động của khớp. Các trường hợp được chỉ định tiêm khớp gối acid hyaluronic là người bệnh đã chườm ấm, uống thuốc,… nhưng không có hiệu quả giảm đau.
Tiêm PRP
Phương pháp tiêm khớp gối cuối cùng mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn đọc, đó là tiêm PRP. PRP là huyết tương giàu tiểu cầu, được tiêm vào trong khớp gối nhằm mục đích hỗ trợ bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, giảm thiểu các biến chứng, tổn thương do thoái hóa khớp gối gây nên, hỗ trợ bệnh chữa lành tự nhiên, giảm thiểu hiện tượng đau nhức, viêm nhiễm hoặc hạn chế vận động ở bệnh nhân bị thoái hóa.
Chỉ định và chống chỉ định khi tiêm khớp gối
Không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện tiêm khớp gối. Người bệnh cần đảm bảo các yếu tố phù hợp với phương pháp này. Dưới đây là các trường hợp chỉ định và chống chỉ định thực hiện tiêm khớp gối.
Chỉ định tiêm khớp gối
Bác sĩ sẽ thăm khám và dựa trên tình trạng thực tế để chỉ định bệnh nhân có nên tiêm khớp gối hay không. Dưới đây là các trường hợp bệnh nhân nên tiêm khớp gối:
- Người bị thoái hóa khớp.
- Bệnh nhân bị viêm khớp do các yếu tố dạng thấp làm khớp bị tổn thương.
- Bệnh lý về cột sống thể huyết thanh âm tính, điển hình như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng,…
- Bệnh nhân bị viêm khớp gối sau khi chấn thương.
- Người bệnh gút hoặc giả gút.
- Một số trường hợp bệnh nhân bị tổn thương khớp thời gian dài.
>>>>>Xem thêm: Bị Covid mấy ngày thì khỏi? Những điều bạn cần biết về hậu Covid
Chống chỉ định tiêm khớp gối
Các trường hợp bệnh nhân không được thực hiện tiêm khớp gối gồm:
- Người bị viêm khớp gối nhiễm khuẩn như viêm khớp mù hoặc lao khớp.
- Người bị tổn thương khớp gối do các bệnh lý về máu hoặc bệnh thần kinh.
- Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vùng da xung quanh khớp gối như trường hợp nhiễm nấm,…
- Người cơ địa bị suy giảm miễn dịch.
- Người tăng huyết áp, đái tháo đường,… có thể chống chỉ định tương đối.
Nhìn chung, tiêm khớp gối là phương án giảm đau có hiệu quả cao, tác dụng nhanh chóng và thích hợp với nhiều bệnh lý phổ biến liên quan đến khớp gối nói riêng và các khớp khác trên cơ thể nói chung. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiến hành tiêm khớp gối nên tốt nhất người bệnh cần thăm khám, lắng nghe tư vấn từ bác sĩ trước khi quyết định tiêm khớp gối.
Xem thêm:
- Tiêm Corticoid vào khớp có ảnh hưởng gì?
- Tìm hiểu chi phí điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
- Có nên tiêm collagen vào khớp không? Ai nên tiêm collagen vào khớp?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể