Bất kỳ thuốc nào cũng có hạn sử dụng riêng được in rõ ràng trên bao bì. Nếu vượt qua khỏi thời gian in trên bao bì thuốc tức là thuốc đã hết hạn sử dụng. Theo Luật Dược, tiêu thụ và buôn bán thuốc hết hạn sử dụng bị cấm trên thị trường. Vậy với người sử dụng thì sao?
Bạn đang đọc: Thuốc hết hạn sử dụng có dùng được không? Nên xử lý như thế nào?
Bài viết bên dưới sẽ cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh thuốc hết hạn sử dụng, có nên sử dụng thuốc đã hết hạn và các dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử trí các thuốc này. Mời bạn đọc tham khảo nhé.
Contents
Hạn sử dụng của thuốc
Hạn sử dụng của thuốc là một thông tin quan trọng mà người tiêu dùng nên chú ý để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng. Ngày sản xuất và ngày hết hạn thông thường được in rõ ràng trên bao bì của mỗi sản phẩm, giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và quyết định việc sử dụng thuốc.
Ngày sản xuất là thời điểm mà lô sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường. Ngược lại, ngày hết hạn là thời điểm cuối cùng mà sản phẩm được coi là an toàn và có thể sử dụng. Khoảng thời gian giữa ngày sản xuất và ngày hết hạn được gọi là hạn sử dụng, thể hiện thời gian mà thuốc được đảm bảo duy trì chất lượng và hiệu quả điều trị. Nếu thuốc đã quá thời hạn in trên bao bì thì gọi là thuốc hết hạn sử dụng. Việc theo dõi hạn sử dụng của thuốc là quan trọng vì nó đảm bảo rằng người dùng chỉ sử dụng sản phẩm khi nó vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn.
Trong quá trình sản xuất và lưu trữ, các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, và độ ẩm có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thành phần hoạt chất trong thuốc. Vì những lý do như vậy mà trong một số trường hợp, thuốc có thể vẫn còn hạn sử dụng nhưng không đạt đủ chất lượng, tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm gặp. Nhưng đối với thuốc đã hết hạn sử dụng, chất lượng của thuốc phần lớn không còn đủ tiêu chuẩn và không được lưu hành trên thị trường hay sử dụng cho bệnh nhân.
Có nên dùng thuốc hết hạn sử dụng?
Có nhiều vấn đề xoay quanh thuốc hết hạn sử dụng, dưới đây là một số lý do mà bạn không nên sử dụng thuốc hết hạn.
- Thuốc bị giảm chất lượng và hiệu quả: Sau thời điểm hết hạn sử dụng, thành phần chính trong thuốc có thể trải qua sự phân hủy hoặc biến đổi hóa học. Điều này có thể làm giảm chất lượng và hiệu suất của thuốc, làm giảm độ mạnh hoặc hiệu quả điều trị. Không chỉ vậy, sự biến đổi hoạt chất ban đầu có thể tạo ra các chất khác gây độc hại cho cơ thể chúng ta khi sử dụng.
- Sự phát triển của vi khuẩn: Thuốc hết hạn sử dụng có thể trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật khác. Điều này tăng nguy cơ sử dụng một sản phẩm bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Giảm hiệu quả của kháng sinh: Trong trường hợp của các loại thuốc kháng sinh, sử dụng sản phẩm sau thời gian hết hạn sử dụng có thể không hiệu quả trong việc kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh và tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
- Không có sự đảm bảo về tính an toàn: Thuốc hết hạn sử dụng không còn đảm bảo an toàn, do sự thay đổi về thành phần và tính chất của chúng. Việc sử dụng thuốc sau thời gian này có thể mang lại rủi ro không mong muốn cho sức khỏe của người tiêu dùng mà không ai có thể đảm bảo hay chịu trách nhiệm.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị, người tiêu dùng nên chú ý đến thông tin về ngày hết hạn trên bao bì thuốc và tránh sử dụng sản phẩm sau thời gian này. Luôn luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ về cách lưu trữ và sử dụng thuốc để đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc luôn an toàn và hiệu quả.
Đọc thêm: Dùng dầu cá hết hạn sử dụng có nguy hiểm không?
Nhận biết thuốc hết hạn sử dụng
Cách đơn giản nhất để biết thuốc còn hạn sử dụng hay không là đọc kỹ thông tin về ngày hết hạn được in trên bao bì của thuốc. Chúng thường được ký hiệu với các cụm hay ký tự Tiếng Việt như: Hạn sử dụng, Ngày hết hạn, HSD, Hạn dùng, HD,… hay Expiration Date, Date of Expiration, EXP,… bằng Tiếng Anh.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những điều cần biết về loãng xương độ 2
Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, đặc biệt là người lớn tuổi, mắt kém có thể không để ý hay đọc nhầm ngày thuốc hết hạn sử dụng và sử dụng chúng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến trên thuốc cho bạn dễ nhận biết thuốc hết hạn:
- Thuốc có sự thay đổi màu sắc: Thuốc có thể thay đổi màu sắc so với khi mới mua. Một số thuốc có thể trở nên nhạt màu hoặc chuyển sang một màu khác.
- Có mùi lạ: Mùi của thuốc cũng có thể thay đổi sau thời gian dài. Nếu mùi của thuốc không bình thường, nồng hơn hoặc khác biệt so với mùi ban đầu thì đó có thể là dấu hiệu thuốc đã hết hạn sử dụng.
- Thay đổi hình dạng: Thuốc có thể trở nên giòn hoặc ẩm, có thể thấy lớp bột trắng hoặc vết nứt trên bề mặt.
- Kết cấu của viên thuốc: Các viên thuốc có thể trở nên dễ bể hoặc nát khi chạm vào. Nếu có sự thay đổi về cấu trúc này, có thể là một dấu hiệu rõ ràng của sự suy giảm chất lượng.
- Hiện tượng kết tinh hoặc kết dính: Thuốc có thể tạo thành kết tinh hoặc dính lại với nhau. Điều này có thể xảy ra khi thuốc được lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp. Với thuốc dạng lỏng có thể thấy tình trạng tách lớp.
- Bao bì hỏng hoặc rách: Nếu bao bì của thuốc bị hỏng, rách hoặc mở ra thì thuốc có thể bị tác động bởi môi trường bên ngoài, làm suy giảm chất lượng thuốc.
Làm gì với thuốc hết hạn sử dụng?
Để đảm bảo an toàn và loại bỏ thuốc hết hạn sử dụng một cách đúng đắn, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cung cấp một số hướng dẫn về việc xử lý thuốc đã hết hạn.
>>>>>Xem thêm: Thuốc nhỏ mắt Efticol dùng cho trẻ sơ sinh có an toàn không?
- Mang thuốc đến điểm thu hồi thuốc quá hạn sử dụng: Các nhà thuốc hay bệnh viện thường có chương trình thu hồi thuốc quá hạn sử dụng. Người sử dụng có thể mang thuốc đã hết hạn đến các điểm thu hồi này để đảm bảo loại bỏ an toàn và hiệu quả. Các cơ sở này thường sử dụng các phương pháp xử lý rác thải y tế đặc biệt, giúp ngăn chặn sự rò rỉ và gây hại cho môi trường.
- Vứt bỏ thuốc vào thùng rác: Một cách đơn giản để loại bỏ thuốc hết hạn là vứt chúng vào thùng rác. Tuy nhiên, để tránh việc thuốc lẫn vào môi trường, nên đặt thuốc vào gói kín hoặc túi đựng chất bẩn (ví dụ như phân mèo) trước khi đặt vào thùng rác.
- Xả thuốc vào bồn vệ sinh: Một số loại thuốc được hướng dẫn có thể xả trực tiếp vào bồn vệ sinh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều này, người dùng nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc để đảm bảo tính an toàn và ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường.
Kenshin vừa gửi đến bạn những thông tin xoay quanh thuốc hết hạn sử dụng để bạn hiểu rõ hơn về nó và các vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng những kiến thức vừa rồi hữu ích đối với bạn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể