Thuốc Advil trị bệnh gì? Những lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc Advil

Hiện nay, thuốc Advil có mặt ở nhiều hiệu thuốc và được dùng khá phổ biến để điều trị các cơn đau. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các thông tin về loại thuốc này. Vậy cụ thể thuốc Advil là gì? Thuốc Advil trị bệnh gì?

Bạn đang đọc: Thuốc Advil trị bệnh gì? Những lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc Advil

Thuốc Advil là thuốc thuộc nhóm giảm đau, kháng viêm, hạ sốt với những thành phần được chọn lọc qua nhiều bước để có thể phát huy tối đa tác dụng. Việc nắm rõ các thông tin liên quan đến thành phần, thuốc Advil trị bệnh gì cũng như cách dùng sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả tốt, đồng thời tránh được những tác dụng phụ tiềm ẩn.

Thuốc Advil là gì?

Để biết thuốc Advil trị bệnh gì, bạn cần nắm rõ thông tin về loại thuốc này. Thuốc Advil thuộc loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID). Đây là loại thuốc giảm đau vô cùng phổ biến và được đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Loại thuốc này có xuất xứ từ nhiều quốc gia như: Mỹ, Pháp, Canada với nhiều dạng điều chế khác nhau gồm:

  • Dạng viên nén: Thuốc Advil PM, Advil Liqui Gels 200mg, Advil 200mg, Advil 400mg.
  • Dạng lỏng: Thường được dùng để hạ sốt cho trẻ em.

Thành phần chính của thuốc Advil thường là Ibuprofen – một dẫn xuất từ acid propionic. Ibuprofen có tác dụng giảm đau, chống viêm dựa trên cơ chế ngăn ngừa sản sinh các chất trung gian gây viêm như: Prostaglandin, Leucotrien, Histamin…

Giải đáp thắc mắc: Thuốc Advil trị bệnh gì?

Thuốc Advil giúp đẩy lùi các cơn đau nhức khó chịu nhanh chóng và hiệu quả

Thuốc Advil được đánh giá là một trong những sản phẩm giúp đẩy lùi các cơn đau nhức khó chịu nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, thuốc Advil còn có công dụng giảm thoái hóa cơ xương, giúp trí óc thoải mái, tập trung công việc và học tập.

Thuốc Advil trị bệnh gì?

Thuốc Advil trị bệnh gì? Thuốc Advil được sử dụng để giảm đau và hạ sốt hoặc điều trị viêm do nhiều bệnh lý gây ra như:

  • Đau đầu, đau lưng, viêm khớp.
  • Đau bụng kinh.
  • Chấn thương nhẹ.
  • Đau răng, đau sau khi thực hiện các thủ thuật răng hàm mặt.
  • Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh, cảm gió.
  • Giảm đau cho người bị ung thư, người mới phẫu thuật có kèm theo viêm.

Giải đáp thắc mắc: Thuốc Advil trị bệnh gì? 1

Thuốc Advil có thể dùng để trị bệnh đau lưng

Liều lượng, cách dùng thuốc Advil

Không chỉ thắc mắc thuốc Advil trị bệnh gì, liều lượng và cách dùng sản phẩm này cũng là vấn đề được quan tâm. Thuốc này được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên, với trẻ em dưới 2 tuổi trước khi sử dụng cần trao đổi với bác sĩ.

Tùy thuộc tình trạng bệnh và mục đích điều trị mà liều lượng sử dụng thuốc Advil cũng được chỉ định khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu bị đau: Dùng 1 – 2 viên/3 lần/ngày, mỗi viên có hàm lượng 400mg. Liều tối đa là 2,4g/ngày.
  • Viêm khớp dạng thấp: Uống 2 viên/lần, mỗi ngày 3 lần tương đương 800mg/ngày. Nếu đang ở tuổi vị thành niên, liều lượng sử dụng là 30 – 40mg/kg trọng lượng/ngày.
  • Bị giãn dây chằng và chấn thương mô mềm: Dùng Advil 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần trên 400mg.
  • Hạ sốt: Nếu sốt trên 39,2°C, uống 10mg/kg trọng lượng/ngày, sốt dưới 39,2°C dùng thuốc với liều lượng 5mg/kg trọng lượng/ngày.
  • Viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp: Uống thuốc Advil 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 400mg.
  • Đối với trẻ em: Liều lượng sử dụng của thuốc Advil cho trẻ em được chỉ định dựa vào trọng lượng cơ thể. Liều lượng thông thường là 20 – 40mg/kg/ngày, chia thành 3 – 4 lần uống. Để hạ sốt, liều dùng cũng được chỉ định như với người trưởng thành.

Để bảo đảm an toàn, bệnh nhân cần tuân thủ đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng dùng thuốc Advil và thời gian điều trị.

Tìm hiểu thêm: Bộ Y tế ra công văn khẩn yêu cầu giám sát chất lượng thuốc trị Covid-19

Giải đáp thắc mắc: Thuốc Advil trị bệnh gì? 2
Lưu ý cách dùng thuốc Advil để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Advil

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc Advil có liên quan đến đường tiêu hóa như: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, có thể nôn mửa hoặc không, chảy máu và loét đường tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ khác như:

  • Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Thiếu máu, thiếu máu tán huyết hay thiếu máu bất sản;
  • Đau thắt ngực;
  • Suy tim, nhồi máu suy tim;
  • Chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác;
  • Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, bệnh Crohn, viêm đại tràng;
  • Thủng đường tiêu hóa, phân có màu đen hắc ín;
  • Loét miệng;
  • Phù nề, phù ngoại vi;
  • Vàng da, viêm gan, rối loạn chức năng gan;
  • Phản ứng phản vệ, quá mẫn;
  • Tai biến mạch máu não, viêm màng não, viêm màng não vô khuẩn;
  • Viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, suy thận, protein niệu, hoại tử nhú thận, tiểu ra máu;
  • Thở khò khè, khó thở, hen suyễn, co thắt phế quản;
  • Phù mạch, viêm da bọng nước;
  • Hồi hộp.

Trên đây không phải danh mục đầy đủ tất cả tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Advil. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy ngưng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay.

Lưu ý khi dùng thuốc Advil

Sau khi biết thuốc Advil trị bệnh gì, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả cao nhất khi dùng thuốc Advil:

Lưu ý trước khi dùng

  • Mua thuốc ở hiệu thuốc uy tín hoặc đơn vị phân phối chính hãng, có đầy đủ giấy phép kinh doanh dược phẩm.
  • Hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Không dùng Advil khi thấy thuốc có biểu hiện lạ như: Biến chất, mốc, đổi màu…
  • Chỉ dùng sản phẩm còn hạn sử dụng và còn nguyên tem nhãn khi mua.

Lưu ý trong khi dùng

  • Tuân thủ đúng liều lượng, lộ trình và thời gian uống thuốc Advil được bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc Advil chỉ dùng sau ăn.
  • Trong trường hợp quên liều, hãy uống thuốc Advil ngay khi nhớ ra. Nếu lúc nhớ ra đã gần kề với liều dùng kế tiếp thì bỏ qua liều cũ, tuyệt đối không tăng gấp đôi liều dùng để bù vào liều đã quên trước đó.
  • Khi lỡ dùng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn cần ngưng sử dụng thuốc sau đó liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
  • Thuốc Advil có thể gây cảm giác ù tai, buồn ngủ, hoa mắt, mất tập trung… Do đó khi vừa sử dụng thuốc bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc.

Giải đáp thắc mắc: Thuốc Advil trị bệnh gì? 3

>>>>>Xem thêm: Hiến tiểu cầu là gì và quy trình hiến ra sao?

Không nên lái xe khi sử dụng thuốc Advil

Tương tác thuốc

Thuốc Advil có khả năng làm thay đổi hoạt động của thuốc khi dùng chung với thuốc khác. Để tránh làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn,bạn không nên sử dụng thuốc Advil đồng thời với:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm (Citalopram, fluvoxamine, paroxetine, escitalopram,vilazodone, sertraline…);
  • Nhóm thuốc steroid (Prednisolon, betamethason, deflazacort…);
  • Cyclosporine;
  • Pemetrexed;
  • Mọi loại thuốc điều trị bệnh huyết áp, bệnh tim;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Methotrexate;
  • Một số loại thuốc có tác dụng làm loãng máu (Coumadin, warfarin, jantoven…).

Trên đây là các thông tin giải đáp thắc mắc “thuốc Advil trị bệnh gì?” mà bạn có thể tham khảo. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng thuốc sẽ mang đến cho người bệnh nhiều hiệu quả tích cực. Đồng thời lưu ý các vấn đề cần nhớ để đảm bảo an toàn cho bản thân khi sử dụng thuốc Advil.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *