Thịt thừa ngoài tai nói riêng hay bất cứ thịt thừa ở bộ phận nào trên cơ thể đều gây nên nhiều bất tiện và khó chịu. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, thịt thừa ngoài tai còn khiến không ít trường hợp lo lắng không biết đây có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hay không.
Bạn đang đọc: Thịt thừa ngoài tai và những điều bạn cần biết
Thịt thừa ngoài tai có tỷ lệ không quá cao, tuy nhiên cũng có rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Kích thước, hình dạng của phần thịt thừa này ở mỗi người là khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng thịt thừa bên ngoài tai, Kenshin mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Contents
Sự hình thành thịt thừa ngoài tai
Phần thịt thừa ngoài tai còn được gọi với tên khác như mụn thịt, đây là hiện tượng dị tật bẩm sinh xuất hiện ngay từ lúc sinh ra ở nhiều người. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là xuất hiện thịt thừa ngoài tai do quá trình tích tụ tế bào chết, bã nhờn hoặc biến đổi bất thường của cơ thể,…
Không chỉ gặp ở tai và gọi là thịt thừa ngoài tai, phần thịt thừa này còn có thể thấy ở rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể như mí mắt, lưng, ngực hoặc phía dưới các nếp gấp. Thông thường, hình dạng của thịt thừa ngoài tai không cố định, được chẩn đoán khá giống các nốt sần và đường kính dao động khoảng 1 – 2mm, có màu trắng và không gây bất cứ đau đớn, ngứa ngáy nào cho người bị.
Các phần thịt thừa ngoài tai có thể dễ dàng nhận thấy qua mắt thường và được chia thành nhiều dạng, bao gồm mụn thừa bẩm sinh, mụn thịt sơ cấp hình thành từ keratin hoặc mụn thịt thứ cấp hình thành bởi việc tắc nghẽn mồ hôi trên da hoặc tác động của các chất độc hại.
Với các phân loại thịt thừa ngoài tai nêu trên, bạn có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến thịt thừa ngoài tai không phải do tác động từ virus, nấm, vi khuẩn hay bất cứ bệnh lý truyền nhiễm nào khác. Thực chất đây chỉ đơn giản là bẩm sinh hoặc rối loạn của cơ thể. Thịt thừa ngoài tai đa phần đều không gây nguy hiểm nhưng có thể lâu lan ra vùng da xung quanh.
Có thể loại bỏ thịt thừa ngoài tai không?
Khi bàn về thịt thừa ngoài tai, không ít người đặt câu hỏi về việc liệu rằng có thể loại bỏ những phần thịt thừa, mụn thịt này được hay không. Tình trạng thịt thừa ngoài tai không gây nên quá nhiều nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ nên việc tìm cách loại bỏ thịt thừa ngoài tai là điều rất bình thường.
Theo dân gian, có rất nḥiều cách truyền miệng để loại bỏ thịt thừa ngoài tai như dùng chỉ buộc vào phần thịt thừa hoặc nặn, cấu phần thịt này,… Tuy nhiên, đây đều là những cách chưa được khoa học chứng minh hiệu quả cũng như có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng vết thương, lở loét,… nếu thực hiện sai cách.
Chính vì thế, để hỗ trợ loại bỏ thịt thừa ngoài tai, thay vì áp dụng những cách mang tính rủi ro cao nêu trên, bạn nên giữ gìn vùng da này sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh với nước sạch và khăn mềm nhằm tránh lây lan ra vùng da xung quanh. Cuối cùng, hãy đến cơ sở y tế uy tín để tham khảo cách loại bỏ thịt thừa ngoài tai từ bác sĩ có chuyên môn, bạn nhé. Hiện nay có một số phương án loại bỏ phần thịt thừa trên cơ thể, trong đó có thịt thừa ngoài tai như:
Phẫu thuật: Đây là phương pháp khá phổ biến dùng để loại bỏ thịt thừa ngoài tai. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và thời gian cũng rất nhanh chóng. Đối với phẫu thuật loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để cắt bỏ, quá trình này diễn ra rất nhanh nhưng bạn vẫn có thể bị đau đớn, chảy máu và hình thành sẹo sau phẫu thuật về sau.
Tìm hiểu thêm: Bị zona bôi Xanh Methylen có được không? Cách bôi thuốc methylen sao cho hiệu quả
Đốt laser: Phương pháp này được khá nhiều người lựa chọn để xử lý tình trạng thịt thừa ngoài tai của bản thân. Ưu điểm của cách này là ít đau đớn. Khi thực hiện đốt laser, bác sĩ sẽ sử dụng máy bắn tia laser chuyên dụng để đốt trực tiếp trên phần thịt thừa và khiến chúng co lại, khô lại và dần rụng ra. Cách này có nhược điểm là nguy cơ nhiễm trùng khá cao.
Dùng nitơ lỏng để loại bỏ thịt thừa ngoài tai: Việc ứng dụng khí nitơ đã hóa lỏng để loại bỏ thịt thừa ngoài tai cũng tương đối phổ biến và có thể làm biến mất mụn thịt thừa nhanh chóng. Tuy nhiên khi thực hiện cách này người bệnh cần chuẩn bị tâm lý vì có thể gây đau và khó chịu bởi nhiệt độ, cần thực hiện chấm nitơ lỏng một vài lần mới có hiệu quả tốt nhất.
Công nghệ laser CO2 Fractional: Công nghệ này khá mới mẻ trong cách điều trị thịt thừa ngoài tai nhưng lại được đánh giá cao cả về hiệu quả lẫn ưu điểm không đau đớn, thúc đẩy da tái tạo, giảm tỷ lệ hình thành sẹo sau này.
Lưu ý sau khi thực hiện loại bỏ thịt thừa ngoài tai
Bên cạnh việc cân nhắc lựa chọn phương pháp loại bỏ thịt thừa ngoài tai thích hợp, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây sau khi tiến hành loại bỏ mụn thịt thừa.
- Luôn giữ vùng da điều trị sạch sẽ, khô ráo và tránh đụng nước trong thời gian đầu điều trị hoặc tốt nhất là đến khi vết thương đã lành hẳn.
- Trong quá trình phục hồi sau khi loại bỏ thịt thừa ngoài tai, nếu bạn muốn rửa mặt, hãy rửa thật nhẹ nhàng để tránh nước, xà phòng,… dính lên vết thương ở tai khiến vết thương bị nhiễm trùng, lâu lành.
- Khi mới can thiệp loại bỏ thịt thừa ngoài tai vùng da này có thể có màu hơi hồng nhạt nhưng sau đó sẽ sạm lại và đóng thành vảy khô bên ngoài, khi này, bạn tuyệt đối không cạy, bóc,… lớp vảy này mà hãy để chúng bong tự nhiên là tốt nhất.
- Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên bảo vệ kỹ vùng da vừa thực hiện thủ thuật loại bỏ thịt thừa ngoài tai khi ra ngoài, che chắn cẩn thận trước nắng nóng, mồ hôi, bụi bẩn,…
>>>>>Xem thêm: Thuốc xịt mũi Aladka có tốt không? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc xịt mũi Aladka?
Hy vọng rằng với tất cả chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về thịt thừa ngoài tai cũng như một số phương pháp điều trị hiện có. Để biết chính xác nhất mình thích hợp với biện pháp loại bỏ thịt thừa ngoài tai nào, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và làm theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể