Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Thiếu xương là sự suy giảm khối lượng xương và bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với loãng xương. Việc hiểu rõ về bệnh lý này sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thiếu xương là bệnh gì trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương bị thấp hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân gây thiếu xương chủ yếu do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho xương. Đây cũng chính là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dẫn đến bệnh loãng xương. Vậy thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?

Thiếu xương là bệnh gì?

Theo sự phát triển của hệ xương khớp, mật độ xương của người bình thường sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng 35 tuổi. Mật độ xương là một chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá lượng khoáng chất có trong xương. Dựa vào đó sẽ xác định được mức độ cứng chắc và khả năng chịu lực của xương trong các hoạt động hàng ngày.

Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 4

Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương bị thấp hơn bình thường

Khi bị bệnh thiếu xương, mật độ xương trong cơ thể sẽ giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Đây được xem là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh loãng xương.

Nguyên nhân gây thiếu xương thường gặp nhất

Sau khi tìm được lời giải đáp cho câu hỏi thiếu xương là bệnh gì, chúng ta dễ thấy rằng tình trạng thiếu xương có thể xảy ra ở cả người trẻ và người già. Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu xương xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh

Việc duy trì một lối sống ít vận động, ăn quá nhiều nhưng không cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D, canxi và các khoáng chất tốt cho xương. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng nhiều đồ uống có cồn, nước ngọt có ga cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương.

Tuổi tác

Những người trên 50 tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh thiếu xương cao, đặc biệt là ở phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi cũng sẽ khiến nguy cơ mắc thiếu xương càng cao hơn.

Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 1

Nguyên nhân gây thiếu xương có thể do yếu tố tuổi tác

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống động kinh, thuốc hóa trị, xạ trị ung thư,… có thể gây tác dụng phụ dẫn đến tình trạng thiếu xương. Đồng thời, người mắc bệnh cường giáp cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh thiếu xương

Một người khỏe mạnh bình thường sẽ không bị bệnh thiếu xương. Tình trạng này chỉ xảy ra khi xuất hiện một trong những nguyên nhân được đề cập ở trên. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu xương như:

  • Phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh;
  • Những người có nguy cơ di truyền từ gia đình có người mắc bệnh loãng xương;
  • Những người trên 50 tuổi, kể cả nam và nữ đều có nguy cơ bị mất đi khoảng 5% khối lượng xương;
  • Những người có thói quen ăn kiêng với chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu chất, đặc biệt là canxi và khoáng chất;
  • Những người mắc các bệnh cường cận giáp, cường giáp, tiểu đường, hội chứng Cushing,…

Tìm hiểu thêm: Nội tiết là gì? Chức năng của hệ nội tiết và các tuyến nội tiết trong cơ thể

Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 5
Những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị thiếu xương

Nguyên nhân gây thiếu xương ở những đối tượng này chủ yếu xuất phát từ sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động của xương. Để ngăn chặn tình trạng này từ sớm, những người này cần phải chú ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa thiếu xương.

Cách chẩn đoán bệnh thiếu xương

Khi bị bệnh thiếu xương, mật độ xương trong cơ thể chỉ giảm thấp hơn mức bình thường và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, sẽ chưa gây ra các biểu hiện rõ ràng. Hầu hết những trường hợp bị thiếu xương đề được chẩn đoán khi thực hiện kiểm tra mật độ xương. Theo khuyến nghị của chuyên gia, một số trường hợp nên đi đo mật độ xương như:

  • Phụ nữ trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ dưới 65 tuổi nhưng đã mãn kinh và có các yếu tố nguy cơ đề cập ở trên;
  • Phụ nữ mãn kinh và có tiền sử bị gãy xương trong các hoạt động bình thường.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm với một số trường hợp nhất định. Xét nghiệm DEXA là phương pháp được sử dụng để đo mật độ xương thông qua việc đo độ hấp thụ tia X của xương. Bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm DEXA ở cột sống, xương hông, ngón tay, cổ tay, cẳng chân hoặc gót chân. Xét nghiệm này cũng sẽ so sánh mật độ xương của bạn với một người bình thường 30 tuổi, cùng giới tính và chủng tộc của bạn.

Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 2

Xét nghiệm DEXA được sử dụng để đo mật độ xương

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra để đánh giá tình trạng xương của bạn:

  • Từ +1.0 đến -1.0: Mật độ xương bình thường.
  • Từ -1.5 đến -2.5: Mật độ xương thấp hoặc thiếu xương.
  • Từ -2.5 trở xuống: Loãng xương.

Nếu thiếu xương, bác sĩ yêu cầu người bệnh làm thêm đánh giá FRAX, kết hợp mật độ xương và yếu tố nguy cơ để dự đoán nguy cơ gãy xương trong vòng 10 năm tới. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách cải thiện bệnh thiếu xương

Dựa vào kết quả đo mật độ xương, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ thiếu xương. Từ đó, sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Mục tiêu của việc điều trị là giúp cân bằng và trải lại mật độ xương gần như ban đầu. Điều này sẽ giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương sớm. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể áp dụng như:

Thay đổi lối sống

Bao gồm việc xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và khoáng chất. Theo đó, bạn có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, trứng, các loại đậu, sữa, hoa quả,… Kết hợp với việc tập luyện mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần độ khó để rèn sức bền cũng như độ dẻo dai của cơ thể. Đồng thời, bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn ra khỏi cuộc sống hàng ngày.

Thiếu xương là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 3

>>>>>Xem thêm: Nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không?

Thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ bị thiếu xương

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị thiếu xương như Ibandronate, Alendronate, Risedronate, Raloxifene,… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc khiến người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh thiếu xương chủ yếu do lối sống kém lành mạnh gây nên. Do đó, cần tập trung vào việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh thiếu xương. Đồng thời, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D, canxi và khoáng chất cần thiết. Việc ngăn ngừa

bệnh về xương khớp từ sớm khi còn trẻ tuổi sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa xương, dẫn đến loãng xương.

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được cho câu hỏi thiếu xương là bệnh gì và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé!

Xem thêm:

  • Đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì?
  • Khám xương khớp ở đâu tốt nhất tại thành phố Hồ Chí Minh?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *