Test HP hơi thở là phương pháp kiểm tra H. pylori, một loại vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá đơn giản và được ứng dụng phổ biến trong y khoa. Vậy có nên tiến hành kiểm tra HP hơi thở không? Khi nào cần tiến hành loại test hơi thở này? Chi phí cụ thể của phương pháp này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
Bạn đang đọc: Test HP hơi thở phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng
Có nhiều cách để kiểm tra vi khuẩn HP trong dạ dày, nhưng test HP hơi thở lại được xem là một trong những phương pháp an toàn, hiệu quả nhất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một viên thuốc có chứa ure và 15 phút sau sẽ tiến hành đo lượng carbon dioxide thở ra bằng loại máy chuyên dụng. Tùy vào nồng độ carbon dioxide đo được, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về khả năng viêm loét dạ dày, tá tràng của bệnh nhân.
Contents
Có nên test HP hơi thở không? Ưu nhược điểm
Test HP hơi thở là phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP nhanh chóng, an toàn được các chuyên gia y tế khuyến khích thực hiện. Thực tế thì bệnh nhân khi được chỉ định kiểm tra HP thì nên tuân thủ theo yêu cầu từ bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xem thêm ưu, nhược điểm của kỹ thuật này để có góc nhìn tổng quan hơn.
Ưu điểm:
- Phương pháp kiểm tra HP hơi thở có độ chính xác rất cao, thời gian thực hiện nhanh;
- Hầu hết mọi đối tượng đều có thể áp dụng cách test HP dạ dày này;
- Không gây đau đớn, khó chịu, không xâm lấn.
Hạn chế:
- Kỹ thuật này không được khuyến khích thực hiện ở trẻ nhỏ;
- Chỉ phát hiện được H. pylori, không đánh giá được chính xác tổn thương chi tiết;
- Giá thành cao và người bệnh phải tuân thủ nghiêm chỉ định về nhịn ăn hay uống thuốc.
Đối tượng nào nên test hơi thở HP?
Theo các chuyên gia y tế, thì bệnh nhân nên tiến hành test hơi thở HP nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây:
- Cảm giác buồn nôn, khó thở, rối loạn tiêu hóa;
- Chán ăn, không muốn ăn, sụt cân nhanh;
- Đau bụng bất thường, cơn đau ngày càng dày đặc và mức độ cũng tăng thêm;
- Đi ngoài ra phân đen kèm máu, nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa;
- Đặc biệt, nếu gia đình có tiền sử ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày, tá tràng, có kết luận từng nhiễm vi khuẩn HP trước đây cũng cần test HP.
Mặc dù test hơi thở HP có thể áp dụng với rất nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, bạn cần lưu ý và cân nhắc ý kiến từ bác sĩ, cụ thể như sau:
- Test HP qua hơi thở cho trẻ em dưới 8 tuổi và người cao tuổi, trên 60 tuổi;
- Phụ nữ mang thai, người bị bệnh tim, phổi, người có tiền sử dị ứng thuốc, đang sử dụng kháng sinh hoặc đang điều trị bệnh lý bằng thuốc;
- Người không có dấu hiệu nhiễm HP, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng không nhất thiết phải test HP.
Chi phí test hơi thở HP là bao nhiêu?
Chi phí test hơi thở HP hiện nay sẽ phụ thuộc vào từng trung tâm xét nghiệm. Thông thường, mỗi cơ sở y tế sẽ căn cứ vào kỹ thuật, phương pháp, tay nghề bác sĩ,… để đưa ra một mức giá riêng.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp vá màng trinh và quy trình thực hiện
Nhưng theo khảo sát chung thì chi phí test HP hơi thở một lần xét nghiệm sẽ dao động từ 600.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ. Bạn có thể hỏi ý kiến và xin tư vấn về giá từ bác sĩ để biết chính xác chi phí mình phải chi trả trước khi xét nghiệm nhé!
Nếu so sánh với những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP khác thì test hơi thở HP có chi phí khá cao. Vậy nên, tùy vào nhu cầu của từng người bệnh, bác sĩ cũng có thể tư vấn các kỹ thuật xét nghiệm phù hợp khác.
Quy trình xét nghiệm HP qua hơi thở
Quy trình kiểm tra H. pylori qua hơi thở được thực hiện khá đơn giản, chỉ mất từ 15 – 20 phút với 3 bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát, xác định tình trạng người bệnh đủ điều kiện để tiến hành test HP qua hơi thở.
- Bước 2: Bác sĩ cho bệnh nhân uống một viên thuốc có chứa ure và chờ 15 phút.
- Bước 3: Cho bệnh nhân thổi liên tục từ 5 – 10 phút vào dụng cụ kiểm tra HP hơi thở chuyên dụng.
Thông thường, kết quả sẽ có ngay trong vòng 5 phút kể từ thời điểm kết thúc việc test. Chỉ số HP càng cao thì có nghĩa, bệnh dạ dày của bạn dễ tiến triển đến mức độ nặng nhanh hơn. Lúc này, cần áp dụng những biện pháp tiêu diệt HP hay giảm tải lượng HP bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bà bầu uống nước dâu tằm được không?
Hiện nay, tỷ lệ H. pylori kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng gia tăng và luôn ở tỷ lệ cao. Vì vậy, nếu bạn có kết luận nhiễm vi khuẩn HP, mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, thì sẽ cần phải sử dụng từ 3 – 4 loại kháng sinh và duy trì uống liên tục từ 2 – 4 tuần. Vậy nên, đừng tự ý mua thuốc, mà hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa cẩn thận.
Hy vọng những thông tin hữu ích về test HP hơi thở trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP này. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi được chỉ định test hơi thở HP như tầm soát sức khỏe, thông báo tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng,… để đảm bảo kết quả xét nghiệm nhé!
Xem thêm: Test HP dạ dày tại nhà có hiệu quả hơn các biện pháp chẩn đoán khác không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể