Tại sao da mặt đen hơn da tay?

Sở hữu làn da, nhất là da mặt trắng sáng, mềm mại luôn là mong ước của các chị em phụ nữ cũng như những người yêu làm đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều người rơi vào tình trạng dù luôn chú trọng dưỡng da mặt nhưng da mặt đen hơn da tay. Điều này khiến khá nhiều người trở nên tự ti và luôn mong muốn tìm được cách cải thiện sắc tố da hiệu quả.

Bạn đang đọc: Tại sao da mặt đen hơn da tay?

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao da mặt lại không trắng sáng bằng vùng da tay mặc dù đã chăm da rất kĩ? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người vì hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là ở các chị em phụ nữ. Hãy cùng khám phá nguyên nhân tại sao da mặt đen hơn da tay và tìm hiểu các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Sự khác biệt giữa da mặt và da tay

Da là một cơ quan lớn và có chức năng bảo vệ toàn cơ thể trước các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, màu sắc da và cấu trúc của các vùng da trên cơ thể lại không đồng nhất trên toàn cơ thể, nhất là vùng da mặt so với da toàn thân.

  • Cấu trúc da: Da mặt có cấu trúc da mỏng hơn các vùng da khác trên cơ thể.
  • Mức độ sản xuất melanin: Melanin là sắc tố quyết định màu sắc của da. Da tay thường ít sản xuất melanin hơn so với da mặt.

Nguyên nhân da mặt đen hơn da tay

Có nhiều lý do khiến da mặt đen hơn da tay hoặc các vùng da khác trên cơ thể. Ngoài yếu tố cấu trúc da và độ dày lớp biểu bì khác nhau, những nguyên nhân sau đây cũng góp phần gây ra tình trạng da mặt đen hơn da tay.

Cơ thể bị thiếu nước

Nước là thành phần rất quan trọng và chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể. Cơ thể thiếu nước sẽ khiến làn da sẽ không nhận được đầy đủ độ ẩm, dẫn đến da khô sạm, nhăn nheo và dần trở nên đen hơn, thậm chí xuất hiện nếp nhăn. Da mặt chính là khu vực biểu hiện rõ nhất về tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Tại sao da mặt đen hơn da tay? 1

Cơ thể thiếu nước là một nguyên nhân khiến da mặt đen hơn da tay

Tiếp xúc thường xuyên với yếu tố bức xạ

Khi bạn ở dưới tác động của ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ tạo ra nhiều hắc tố melanin hơn để giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương từ tia cực tím (tia UV) có hại. Khi da mặt tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi thiếu kem chống nắng, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất melanin, điều này khiến cho da mặt trở nên đen, sạm hơn.

Bên cạnh đó, da mặt phải tiếp xúc thường xuyên hơn với các yếu tố bức xạ hơn so với da tay. Ví dụ như khi sử dụng điện thoại hay máy tính, da mặt sẽ tiếp xúc trực tiếp với tia UV và ánh sáng xanh sinh ra từ các thiết bị này, còn da tay thì nằm ở vị trí khuất nên ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này sẽ khiến cho da mặt đen hơn da tay.

Chăm sóc da mặt không đúng cách

Da mặt thường nhạy cảm hơn so với các vùng da khác nên quá trình chăm sóc da mặt cũng khác hẳn so với việc chăm sóc với da tay hay da cơ thể. Vì vậy, chăm sóc da mặt không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như sạm da, kích ứng hay nổi mụn.

  • Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp hoặc kém chất lượng, chứa các thành phần có hại cho da như cồn, hương liệu, corticoid,… sẽ khiến da trở nên dễ kích ứng và nhạy cảm hơn. Điều này góp phần gây nên sự tăng sắc tố melanin và khiến da mặt ngày càng đen hơn.
  • Việc không có thói quen tẩy da chết thường xuyên cũng khiến da mặt bị sạm đi do lớp da chết trên bề mặt da khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành lớp da sần sùi và đen sạm.

Tại sao da mặt đen hơn da tay? 2

Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp hoặc kém chất lượng có thể khiến da sạm màu

Giảm cân đột ngột

Sau khi giảm cân, cơ thể của chúng ta trở nên đẹp hơn, khỏe khoắn hơn nhưng vùng da mặt lại xuất hiện các vết nhăn và đen hơn. Điều này là do da có tính đàn hồi, việc giảm cân đột ngột sẽ khiến cho làn da đang căng bóng không kịp thích nghi và nhăn lại, đen sạm hơn so với ban đầu. Biểu hiện này đặc biệt rõ đối với những người uống thuốc để giảm cân.

Ảnh hưởng từ thói quen hàng ngày

Có rất nhiều thói quen chúng ta đang thực hiện mỗi ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chính là nguyên nhân khiến da mặt trở nên đen hơn:

  • Sử dụng điện thoại trong bóng tối hay đêm khuya: Việc này sẽ khiến ánh sáng xanh tập trung vào da mặt làm sắc tố melanin tăng nhanh, cùng với thói quen thức khuya ngủ muộn sẽ khiến cho da mặt ngày càng tối màu.
  • Không bảo vệ da khi đi nắng: Việc không sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ càng khi đi nắng khiến làn da không được bảo vệ, tia UV sẽ tác động làm tổn thương da, đồng thời cũng kích thích sản sinh melanin. Tình trạng nhẹ sẽ khiến da sạm đi, không đều màu, nặng hơn có thể gây bỏng rát, lột da.
  • Môi trường sống, làm việc nhiều khói bụi: Vì da mặt thường nhạy cảm hơn các vùng da khác, việc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố như tia UV, bụi bẩn, khói, vi khuẩn sẽ khiến da mặt đen hơn da tay.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thực đơn hàng ngày thiếu lành mạnh và không đủ chất dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân khiến da bị mất cân bằng. Do cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C và vitamin E, làn da không được nuôi dưỡng tốt, làm tăng nguy cơ nhiễm melamine, da khô và sạm màu.
  • Thường xuyên stress, căng thẳng: Sức khỏe tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da, và da mặt sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Lo lắng, stress và căng thẳng triền miên góp phần làm tăng sự sản xuất cortisol, ảnh hưởng đến lượng hormone bên trong cơ thể và làm mất đi sự cân bằng về sắc tố của làn da.

Tìm hiểu thêm: Bìu là gì? Bìu có những chức năng nào đối với nam giới?

Tại sao da mặt đen hơn da tay? 3
Stress ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da

Cách cải thiện tình trạng da mặt đen hơn da tay

Sau khi đã hiểu được tại sao da mặt đen hơn da tay, tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng ta có lựa chọn cách để giảm các yếu tố nguy cơ và dưỡng trắng da hiệu quả hơn.

Chăm sóc da mặt đúng cách

Để có được một làn da trắng sáng mịn màng thì việc chăm sóc da đúng cách là vô cùng quan trọng. Những vấn đề cần quan tâm trong việc chăm sóc da mặt:

  • Dùng sữa rửa mặt hàng ngày: Sử dụng sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào sáng và tối. Sữa rửa mặt không chỉ có công dụng làm sạch bề mặt da mà còn có thể giúp nâng tông da. Lưu ý chọn sữa rửa mặt phù hợp với loại da và rửa mặt không quá 3 lần/ngày để tránh làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da mặt.
  • Tẩy da chết thường xuyên: Duy trì thói quen tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để da mặt trắng sáng hơn. Tùy thuộc vào loại da và tình trạng da để lựa chọn sử dụng các loại tẩy tế bào chết vật lý, hóa học hoặc từ các nguyên liệu tự nhiên như cà phê, mật ong, sữa tươi,…
  • Đắp mặt nạ: Đắp mặt nạ có thể mang lại tác dụng làm sáng da, đồng thời giúp hồi phục, làm dịu da khỏi các kích ứng. Tùy thuộc vào hiệu quả mong muốn và tình trạng da của mỗi người, có thể lựa chọn sử dụng mặt nạ giấy từ các thương hiệu uy tín hoặc mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính.

Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da

Sử dụng kem chống nắng là một trong những bước không thể thiếu để bảo vệ làn da trắng sáng và trẻ đẹp. Nên sử dụng kem chống nắng kỹ càng ngay cả khi trời không nắng hoặc ở trong nhà, vì các yếu tố bức xạ luôn tồn tại xung quanh bạn. Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm kem chống nắng phù hợp với da và có chỉ số SPF 30+ trở lên, hãy che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài để bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Tại sao da mặt đen hơn da tay? 4

>>>>>Xem thêm: Nghiến răng ở trẻ phải làm sao?

Sử dụng kem chống nắng là một trong những bước không thể thiếu để bảo vệ làn da

Sinh hoạt lành mạnh

Một làn da khỏe đẹp sẽ xuất phát từ một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, hãy có một chế độ sinh hoạt lành mạnh với thực đơn đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn. Cơ thể khỏe mạnh từ bên trong sẽ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để da sáng bóng và khỏe mạnh hơn.

Nhìn chung, do cấu tạo da và điều kiện tiếp xúc không hoàn toàn giống nhau nên tình trạng da mặt đen hơn da tay là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, việc kiểm soát và giảm thiểu sự chênh lệch tone da có thể thực hiện thông qua chăm sóc da đúng cách và xây dựng lối sống lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ làn da của mình trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hay phương pháp chăm sóc da nào để ngăn ngừa những vấn đề không mong muốn xảy ra.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *