Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Hướng khắc phục tình trạng này

Sau quá trình cai sữa cho con, nhiều chị em vẫn gặp phải tình trạng tiết sữa nên vô cùng lo lắng. Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường nào hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Bạn đang đọc: Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Hướng khắc phục tình trạng này

Cũng giống giai đoạn sau sinh, đến thời kỳ cai sữa cho con, các chị em cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề trăn trở như: Cách cai sữa đúng, an toàn cho cả mẹ và bé hay làm thế nào để cai sữa không đau… Đặc biệt trong giai đoạn này, nhiều mẹ bỉm thường băn khoăn lo lắng không hiểu tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?

Vai trò của sữa mẹ

Trước khi giải đáp thắc mắc tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, cùng tìm hiểu vai trò của sữa mẹ nhé! Dưới đây là những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ không phải ai cũng biết:

Đối với trẻ sơ sinh

  • Giúp sản sinh nhiệt thích hợp.
  • Giúp phát triển mô mỡ.
  • Giảm đến 73% nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Tăng trí thông minh.
  • Hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Kháng cúm và cảm lạnh.
  • Hạn chế khả năng mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.
  • Giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh tiểu đường khởi phát.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chàm và hen suyễn.
  • Hạn chế một số vấn đề về răng miệng.
  • Giảm nguy cơ béo phì sau này khi lớn lên ở trẻ.
  • Hạn chế nguy cơ phát triển các rối loạn tâm lý.

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Hướng khắc phục tình trạng này

Sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh là nguồn dinh dưỡng tốt nhất

Đối với người mẹ

  • Giúp tử cung trở lại kích thước trước khi mang thai.
  • Giảm chảy máu sau sinh.
  • Hỗ trợ mẹ sớm trở lại cân nặng trước khi mang thai.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú sau này.
  • Bảo vệ mẹ khỏi cả hai loại bệnh tiểu đường.

Cai sữa bao lâu thì mẹ hết sữa?

Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, bạn cần biết mẹ cai sữa bao lâu thì hết sữa cũng như không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Thời gian cai sữa thành công ở mỗi mẹ bỉm thường không giống nhau bởi vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc cai sữa cho trẻ nhỏ có thể sẽ mất vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng tùy vào cơ địa người mẹ. Có người sau khi con ngừng bú là hết sữa nhưng cũng có mẹ vẫn còn sữa dù đã cai sữa cho con vài tháng.

Bên cạnh đó, thời điểm mẹ hết sữa còn phụ thuộc cả vào em bé. Nếu mẹ kiên quyết không cho bé bú thì sữa sẽ rút rất nhanh. Ngược lại trường hợp bé đòi ti mẹ, ăn vạ, khóc lóc… và mẹ vẫn cho bé bú lắt nhắt thì tuyến sữa vẫn hoạt động.

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Hướng khắc phục tình trạng này 1

Cai sữa bao lâu thì mẹ hết sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cách cai sữa cho con cũng như thời gian trẻ cai sữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian rút sữa ở người mẹ. Có nhiều trẻ chỉ cần mất vài ngày là có thể cai được sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp bé phải cần một vài tháng, thậm chí cả năm trời mới hết “nghiện” bú mẹ.

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cai sữa đã lâu mà người mẹ vẫn còn sữa, bao gồm:

Cai sữa không đúng cách

Tình trạng cai sữa nhưng vẫn còn sữa có thể bắt nguồn từ việc cai sữa chưa đúng cách như: Vắt cạn kiệt sữa làm cho tuyến vú không thể chấm dứt tiết sữa tự nhiên, không can thiệp kịp thời khi ngực bị căng tức dẫn đến sữa bị ứ đọng trong các ống dẫn gây sưng viêm hoặc áp xe vú…

Mắc một số bệnh lý

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa còn có thể do mẹ bỉm đang mắc một số bệnh lý như: Rối loạn tuyến yên, rối loạn tuyến giáp, có khối u lành tính trên tuyến yên, khối u vú, viêm tuyến vú, bệnh thận mãn tính…

Do dùng thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc điều trị bệnh dạ dày, thuốc tránh thai… cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn khiến mẹ bỉm cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn tiết ra sữa. Để tránh những tác dụng ngoài ý muốn và sử dụng thuốc an toàn, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Thiếu hồng cầu có nguy hiểm không?

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Hướng khắc phục tình trạng này 2
Một số loại thuốc có thể khiến cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa

Do kích thích ngực quá mức

Việc mẹ bỉm mặc các loại áo ngực quá bó sát hoặc kích thích ngực quá mức trong quan hệ tình dục có thể khiến ngực tăng tiết sữa. Từ đó dẫn đến tình trạng dù cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn sữa ở chị em.

Cách xử lý tình trạng cai sữa nhưng vẫn tiết sữa ở mẹ bỉm

Sau khi biết tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, chắc hẳn nhiều bà mẹ cũng quan tâm đến cách khắc phục tình trạng này. Dưới đây là gợi ý cho bạn:

Cai sữa đúng cách

Bạn nên áp dụng những cách cai sữa mẹ cho bé thật khoa học, tốt nhất là giảm dần thời gian và tần suất cho con bú. Điều này sẽ giúp nguồn sữa giảm từ từ và ngăn tình trạng bị căng sữa. Bên cạnh đó, nên thay thế bữa bú được bỏ bằng việc cho bé bú sữa công thức hay ăn dặm.

Vệ sinh đầu ngực

Đảm bảo vệ sinh núm vú sạch sẽ là điều quan trọng cơ bản giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn vú gây tiết dịch bất thường. Bầu vú có thể căng tức và khó chịu khi mới cai sữa. Thay vì cố gắng vắt mạnh hay vắt kiệt sữa, mẹ bỉm hãy lấy khăn ấm chườm nhẹ lên vú, thực hiện massage nhẹ nhàng và vắt sữa với tần suất thưa dần.

Đi khám chuyên khoa

Để giải quyết dứt điểm tình trạng cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, các chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Việc làm xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nguyên nhân tiết sữa sẽ giúp bác sĩ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho các mẹ.

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Hướng khắc phục tình trạng này 3

>>>>>Xem thêm: Ù tai dấu hiệu ung thư: Cách nhận biết và điều trị

Khám chuyên khoa và làm xét nghiệm để có hướng xử lý tình trạng cai sữa nhưng vẫn tiết sữa

Những thông tin hữu ích trên đây chắc hẳn đã giúp mẹ bỉm biết được lý do tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa và cách khắc phục hiệu quả. Tốt nhất các chị em vẫn nên chủ động thăm khám, nhằm phát hiện sớm những bất thường để có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *