Cả u nang và mụn nhọt đều gây ra những cục u dưới bề mặt da. Mặc dù chúng thường có ngoại hình tương tự nhưng nguyên nhân và cách điều trị lại khác nhau. Bài viết này sẽ phân tích những khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe để giúp bạn hiểu rõ hơn về ba tình trạng này.
Bạn đang đọc: Sự khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe
Nhiều người thường thắc mắc về sự khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe. Vậy mức độ nguy hiểm của chúng sẽ như thế nào? Trong bài viết này, Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Contents
Sự khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe
Ba tình trạng trên thường dễ bị nhầm lẫn với nhau do chúng có thể có các triệu chứng tương đồng. Dưới đây là sự khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe:
- U nang là một túi chứa dịch lỏng hoặc mủ, có thể xuất hiện trong hoặc trên cơ thể. Có nhiều loại u nang, một số liên quan đến ung thư nhưng đa phần là lành tính.
- Áp xe là một bệnh nhiễm trùng có mủ trong mô cơ thể, được hình thành khi hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn hoặc virus và ký sinh trùng,… Nó có thể xuất hiện trên da hoặc bên trong cơ thể. Áp xe thường gây đau, khó chịu, đỏ và sưng.
- Mụn nhọt là áp xe nhỏ xuất hiện trên da.
Điểm khác biệt quan trọng là u nang phát triển chậm và thường không gây đau, trừ khi nó phát triển to ra. Trong khi áp xe gây đau và có triệu chứng nhiễm trùng rõ ràng, nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Một u nang nhiễm trùng có thể trở thành một áp xe nhưng áp xe không nhất thiết phải bắt đầu như u nang.
Ví dụ về sự khác biệt giữa u nang và áp xe
Dưới đây là một vài ví dụ để bạn có thể phân biệt giữa u nang và áp xe một cách cụ thể.
U nang và áp xe tuyến Bartholin
Tuyến Bartholin là hai cấu trúc nhỏ có kích thước bằng hạt đậu, mỗi tuyến ở mỗi bên cửa âm đạo, đóng vai trò tiết ra chất dịch bôi trơn âm đạo.
Khoảng 2% phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn của tuyến Bartholin do chấn thương hoặc kích ứng. Điều này có thể dẫn đến trào ngược chất lỏng mà tuyến Bartholin tiết ra, làm tăng kích thước tuyến và tạo ra bệnh lý u nang tuyến Bartholin. Thông thường, u nang này là những u nhỏ không có triệu chứng nhưng khi phát triển lớn, nó sẽ gây khó chịu khi di chuyển, ngồi hoặc khi quan hệ tình dục.
Áp xe tuyến Bartholin là một tình trạng nhiễm trùng của tuyến hoặc ống dẫn. Áp xe có thể hình thành do u nang ống tuyến Bartholin nhiễm trùng. Tỉ lệ mắc áp xe tuyến Bartholin cao hơn gấp ba lần so với u nang tuyến Bartholin. Các vi khuẩn phổ biến làm nhiễm trùng gây áp xe trong tuyến Bartholin bao gồm Bacteroides fragilis, Clostridium perfringens, Peptostreptococcus và Fusobacterium. Các vi khuẩn truyền nhiễm qua đường tình dục như Neisseria gonorrhoeae (gây bệnh lậu) và Chlamydia trachomatis (gây nhiễm Chlamydia) cũng có thể là nguyên nhân gây áp xe tuyến Bartholin.
U nang răng và áp xe răng
Sự khác nhau giữa u nang răng và áp xe răng được thể hiện như sau:
- U nang răng là một túi nhỏ xuất hiện xung quanh răng, thường hình thành ở chân răng chết hoặc xung quanh thân răng. Khi còn nhỏ, u nang răng sẽ không gây đau và không có triệu chứng. Nếu nang răng bị nhiễm trùng, tình trạng này có thể tiến triển thành áp xe răng.
- Áp xe răng là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, tạo ra hiện tượng sưng tấy và gây cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, vi khuẩn gây nhiễm trùng còn có thể gây ra mùi hôi khó chịu từ hơi thở.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn của nhiễm khuẩn huyết: Nguy cơ, dấu hiệu và phương pháp điều trị
U nang, áp xe, mụn nhọt có nguy hiểm không?
Sau khi thấy được sự khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các tình trạng trên liệu có nguy hiểm không? Nếu u nang ở tình trạng nhỏ thường không xuất hiện triệu chứng và không đòi hỏi việc điều trị. Tuy nhiên, khi u nang phát triển lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí trở thành áp xe khi bị nhiễm trùng. Trái ngược với u nang, áp xe cần được chăm sóc ngay lập tức vì đây là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính.
Để ngăn chặn tình trạng u nang và áp xe, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Vệ sinh cá nhân: Thực hiện vệ sinh cá nhân đều đặn và đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Môi trường sống sạch sẽ: Giữ cho môi trường sống sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
- Chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ: Duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo giấc ngủ đúng giờ để cơ thể có đủ năng lượng và sức khỏe.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tránh chất kích thích: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và rượu.
- Tập thể dục đều đặn: Chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng việc tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Candisafe có dùng được cho bà bầu không?
Trên đây là sự khác biệt giữa u nang, mụn nhọt, áp xe mà bài viết vừa thông tin đến bạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn nhận biết, phòng ngừa các tình trạng này hiệu quả. Đừng quá lo lắng khi gặp một trong các tình trạng trên, hãy đến gặp các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trị mụn đầu đinh dân gian đơn giản tại nhà
- Vì sao mụn nhọt tái phát nhiều lần? Phương pháp điều trị hiệu quả cần biết
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể