Sử dụng trà trị rối loạn tiền đình có hiệu quả hay không?

Không nhất thiết sử dụng thuốc khi gặp rối loạn tiền đình nhẹ. Có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng trà trị rối loạn tiền đình và thay đổi lối sống.

Bạn đang đọc: Sử dụng trà trị rối loạn tiền đình có hiệu quả hay không?

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện vài ngày rồi hết tuy nhiên cũng có thể tái phát nhiều lần. Ngoài việc sử dụng thuốc, trà hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Vậy liệu rằng sử dụng trà trị rối loạn tiền đình liệu có hiệu quả hay không?

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh rất phổ biến trong thời đại công việc được ưu tiên hàng đầu. Bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, làm người bệnh bị chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đi đứng lảo đảo, buồn nôn,… Tình trạng này tái phát làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Trước tiên bệnh nhân cần xác định rõ nguyên nhân gây rối loạn tiền đình để điều trị một cách triệt để. Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là máu lên não kém gây đột quỵ.

Trà trị rối loạn tiền đình có mang lại hiệu quả không?

Các loại trà hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình thường chứa các loại dược liệu, thảo dược tốt, mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tùy vào mỗi loại trà sử dụng mà sẽ có những hiệu quả khác nhau. Nhìn chung, người bệnh có thể sử dụng trà trong việc hỗ trợ giảm rối loạn tiền đình ở giai đoạn nhẹ.

Trà trị rối loạn tiền đình có hiệu quả hay không? 1

Các thảo dược tốt có ở trong trà hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Trà linh chi

Trong Đông y, linh chi là một vị thuốc quý giúp cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiền đình. Trong nấm linh chi có chứa các hoạt chất thuộc nhóm steroids giúp điều hòa huyết áp, tăng tuần hoàn máu lên não, bồi bổ khí huyết. Ngoài ra sử dụng trà linh chi giúp giảm nguy cơ huyết áp, đường huyết cao, rối loạn lipid máu,…

Sử dụng trà linh chi đều đặn 1 – 2 lần/ ngày giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt,…

Cách thực hiện như sau:

  • Cắt nhỏ 3 – 5 gram nấm linh chi vào ly hoặc bình.
  • Cho vào khoảng 150 ml nước sôi.
  • Đậy kín và ủ khoảng 15 phút.
  • Dùng khi ấm nóng và có thể pha loãng uống thay trà thông thường.
  • Uống trà linh chi đều đặn để tăng cường hiệu quả.

Trà gừng

Gừng được xem như một dược liệu tốt với rất nhiều công dụng. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm tỳ vị, ôn trung, tán hàn, chống viêm… được sử dụng chủ yếu để làm giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm cơ thể, giảm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ…

Trà trị rối loạn tiền đình có hiệu quả hay không? 2

Trà gừng giúp lưu thông máu lên não

Người bị rối loạn tiền đình sử dụng trà gừng thường xuyên sẽ giúp cải thiện quá trình lưu thông máu lên não nhờ chứa nhiều hoạt chất gingerol, vitamin, khoáng chất… Đặc biệt, người bệnh rối loạn tiền đình dùng trà gừng còn giúp ổn định cảm xúc, giảm căng thẳng, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ máu,…

Cách pha trà gừng đơn giản tại nhà:

  • Cắt thành lát mỏng một nhánh gừng tươi đã rửa sạch.
  • Ủ kín với khoảng 100 ml nước sôi, trong 10 phút.
  • Hiệu quả tốt nhất là uống khi còn ấm nóng.

Trà bạch quả

Khác với gừng và linh chi, bạch quả có thể không quen thuộc. Tuy nhiên, với người những người gặp vấn đề rối loạn tiền đình nghiêm trọng thì bạch quả được đánh giá rất cao.

Tìm hiểu thêm: Sự thật về những chất hoá học độc hại trong mỹ phẩm

Trà trị rối loạn tiền đình có hiệu quả hay không? 3
Bạch quả có tác dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Tác dụng chủ yếu của bạch quả là giúp tăng cường cung cấp oxy lên não, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cường chức năng thính giác, giải độc, tiêu viêm,… Do đó, bạch quả hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng phổ biến ở người bị rối loạn tiền đình.

Các bước để pha trà bạch quả:

  • Sử dụng bị bạch quả khô hoặc bột bạch quả.
  • Ủ cùng nước sôi.
  • Có thể sử dụng 1 – 2 cốc/ngày.
  • Nên uống trà bạch quả liên tục trong vòng 2 – 3 tháng.

Trà tam thất

Một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, tam thất thích hợp sử dụng cho các bệnh mất ngủ, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch, mát gan, cải thiện tuần hoàn máu, giảm stress, căng thẳng. Tam thất giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Cách pha trà tam thất:

  • Sử dụng 5g nụ hoa tam thất khô.
  • Dùng nước sôi tráng trà.
  • Tiếp tục ủ kín với 200ml nước sôi.
  • Uống trà lúc còn ấm nóng.

Trà đinh lăng

Trà trị rối loạn tiền đình từ đinh lăng có thể tăng cường lưu thông máu lên não. Vì đinh lăng có chứa vitamin, khoáng chất, alkaloid, saponin, tanin, glucosid, flavonoids. Các hoạt chất này bạn cải thiện các triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ,…

Đều đặn sử dụng 1 ly trà đinh lăng mỗi ngày góp phần đẩy lùi các biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình.

Cách thực hiện:

  • Cho vào bình thủy tinh lá đinh lăng tươi hoặc khô.
  • Tráng trà bằng 30ml nước sôi.
  • Cho 150ml nước sôi vào, đậy kín nắp ủ khoảng 15 phút.
  • Dùng khi còn ấm nóng.

Trà thuốc sắn dây và câu đằng

Một trong những loại trà hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình cực kỳ hiệu quả là sự kết hợp của sắn dây và câu đằng. Loại trà này phù hợp với những người bị thiểu năng tuần hoàn não do đau mỏi vai gáy, điếc đặc, ù tai, huyết áp cao,… Cách thực hiện trà thuốc sắn dây và câu đằng:

  • Cắt nhuyễn 20g sắn dây tươi và 10g câu đằng.
  • Trộn đều dược liệu rồi cho vào túi vải, buộc chặt đầu.
  • Ủ kín khoảng 30 phút.
  • Có thể sử dụng thay trà hằng ngày.
  • Để đạt hiệu quả, nên sử dụng trong thời gian.

Các lưu ý khi sử dụng trà hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Để đạt được những hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị rối loạn tiền đình bằng các loại trà thảo dược, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:

  • Không phải bệnh nhân rối loạn tiền đình nào cũng có thể sử dụng trà để ngăn ngừa hoa mắt, xây xẩm mặt mày. Đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng, không thể thay thế cho các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình.
  • Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cần thiết, cũng như có hướng dẫn tập luyện hay chế độ ăn uống phù hợp bên cạnh việc sử dụng trà thảo dược để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
  • Người bệnh có thể có thể uống trà trong ngày ở bất kỳ thời điểm nào. Uống sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa, uống trước khi ngủ có thể giúp ngủ ngon hơn.
  • Các dược liệu trong trà đều có chiết xuất thiên nhiên, lành tính với cơ thể. Tuy nhiên, để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn thì không nên lạm dụng quá mức, cần tuân thủ liều dùng theo khuyến cáo.
  • Khi sử dụng trà hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình cần thận trọng với các đối tượng như: Cơ thể có tính hàn, bị chảy nhiều máu, tay chân lạnh, đang bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai hoặc trẻ em quá nhỏ,…
  • Người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trà trị rối loạn tiền đình có hiệu quả hay không? 4

>>>>>Xem thêm: Cần làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm?

Kết hợp chế độ ăn và vận động thường xuyên

Bên cạnh sử dụng trà trong quá trình điều trị, việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được cải thiện. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể tham khảo:

  • Thực phẩm chứa các axit béo không bão hòa, các vitamin như vitamin B2, vitamin B6, vitamin C, vitamin D,…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh.
  • Nên hạn chế ăn thịt đỏ, ăn thịt nạc và không nên ăn da.
  • Người rối loạn tiền đình nên chọn các loại sữa tách béo sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện tập thể dục thường xuyên để giảm tình trạng thiếu máu lên não. Nếu các triệu chứng trở nặng, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, mất thị lực, giảm thính giác, sốt cao,… người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị đặc hiệu.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý phổ biến và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng trà trị rối loạn tiền đình có thể hỗ trợ khi gặp rối loạn tiền đình ở giai đoạn nhẹ. Ngoài ra tuân thủ về chế độ ăn và cả chế độ luyện tập phù hợp. Hãy bắt đầu chăm sóc cho sức khỏe của chính mình từ những điều nhỏ nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *