Dịch bệnh Covid-19 đã từng là căn bệnh nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh chóng và tỷ lệ tử vong khá cao. Điều đáng lưu ý là các triệu chứng của bệnh tương đối giống với sốt siêu vi, cảm cúm hay các bệnh lý đường hô hấp. Do đó nhiều người thường nhầm lẫn, chủ quan và không xác định được mình có đang mang mầm bệnh hay không. Trong đó sốt là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân nhiễm covid, vậy sốt covid bao nhiêu độ và cách xử trí khi bị sốt là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin để trả lời các câu hỏi trên.
Bạn đang đọc: Sốt Covid bao nhiêu độ và cách xử trí khi bị sốt
Covid-19 đã từng là nỗi ám ảnh của toàn cầu với số lượng mắc phải và tử vong tăng nhanh khó kiểm soát. Với những chính sách phòng chống dịch hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên chủ quan với bệnh bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm hay sốt nhiễm khuẩn thông thường. Đặc biệt, sốt là dấu hiệu thường thấy ở những bệnh nhân mắc Covid nhưng nhiều người lại không biết sốt Covid bao nhiêu độ và phải xử trí như thế nào khi bị sốt Covid. Chúng ta hãy cùng đi tìm đáp án nhé!
Một số thông tin cơ bản về Covid-19
Covid-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus SARS-CoV-2 một dạng của virus Corona gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan khủng khiếp và nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ khá cao. Các đường lây của virus Corona:
- Thông qua giọt bắn phát tán vào không khí từ người bệnh khi hắt hơi hay ho, sau đó virus sẽ lây sang những người bình thường.
- Khi bắt tay, tiếp xúc với người mang virus SARS-CoV-2 làm cho virus lây từ người này sang người khác.
- Tiếp xúc với những đồ vật hoặc bề mặt có chứa virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng tạo điều kiện cho virus tiến vào cơ thể và gây bệnh.
- Một trường hợp khá hiếm xảy ra đó là tiếp xúc với phân của người bệnh.
Sau khi nhiễm virus từ 2 – 14 ngày, cơ thể người nhiễm bệnh sẽ xuất hiện một hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây:
- Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến báo hiệu cơ thể xuất hiện các vật thể lạ gây bệnh. Theo các chuyên gia khuyến cáo, không nên dựa vào thân nhiệt đo được vào buổi sáng bởi khi sốt do virus thì thân nhiệt sẽ thường tăng vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối.
- Mệt mỏi: Người nhiễm virus sẽ cảm thấy cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi, kiệt sức. Thậm chí các triệu chứng này có thể kéo dài đến khi đã khỏi bệnh vài tuần.
- Ho khan: Đây là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm và phổ biến nhất của Covid-19. Việc dùng những loại thuốc trị ho thông thường không thể chấm dứt triệt để triệu chứng này.
Sốt Covid bao nhiêu độ?
Rất khó để nhận biết giữa sốt do Covid và sốt do cúm hay cảm lạnh thông thường bởi chúng đều có chung những biểu hiện như sốt, viêm đường hô hấp, sổ mũi, ho khan, mệt mỏi… Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có thể phân biệt được sốt do Covid và sốt do các loại cúm thông thường.
Theo thống kê, có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc Covid-19 đều có xuất hiện triệu chứng sốt. Người bệnh thường bị sốt nóng, đôi khi xuất hiện các cơn ớn lạnh hoặc gai rét, nhiệt độ sốt dao động từ 38 – 39 độ C, một số ít trường hợp có thể sốt cao trên 39,5 độ C. Cơn sốt có thể diễn ra ngắt quãng từ 2 – 7 ngày.
Thông thường, sau khi trải qua thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 – 14 ngày sẽ bắt đầu có triệu chứng và các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người. Ngoài triệu chứng sốt thường gặp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như mệt mỏi, ho khan, mất vị giác hoặc khứu giác, đau nhức xương khớp toàn thân…
Một số trường hợp, mặc dù mắc virus nhưng không có triệu chứng bệnh hoặc rất ít biểu hiện triệu chứng, khiến cho người bệnh không biết mình đang mang bệnh. Và đây cũng chính là nguồn lây lan virus nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết
Cách xử trí khi bị sốt
Khi đã xác định được bản thân đang sốt do Covid, người bệnh cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên. Đặc biệt nếu người bệnh là đối tượng người già, người mắc các bệnh nền hoặc phụ nữ mang thai cần chú ý không để nhiệt độ tăng quá cao có thể gây nguy hiểm. Khi nhiệt độ của những nhóm đối tượng này trên 38,5 độ C kèm triệu chứng mệt mỏi, đau nhức toàn thân có thể cho người bệnh uống một viên paracetamol 500mg để hạ sốt. Liều hạ sốt có thể lặp lại sau 4 – 6 giờ và chỉ sử dụng tối đa 4 viên/ngày.
Nếu đối tượng là trẻ em, khi thân nhiệt trên 38,5 độ C, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần là paracetamol liều 10 – 15mg/kg/lần, lặp lại 4 – 6 giờ mỗi liều nếu trẻ vẫn còn sốt. Trong trường hợp trẻ khó uống thuốc, quấy khóc khi uống thuốc, bố mẹ có thể sử dụng dạng thuốc hạ sốt đặt hậu môn để đảm bảo liều lượng đủ để hạ sốt cho con.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, người bệnh còn có thể phối hợp các biện pháp hạ nhiệt cơ học như chườm ấm, mặc quần áo mỏng, rộng rãi, hạn chế đắp chăn, bù nước và điện giải… Ngoài ra, cần chú ý đến dinh dưỡng của những người mắc Covid. Đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất, có thể bổ sung thêm Oresol để thay thế nước uống mỗi ngày. Nếu đã kết hợp các biện pháp hạ thân nhiệt trên nhưng nhiệt độ vẫn không giảm thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách.
>>>>>Xem thêm: Rách dây chằng là do đâu và dấu hiệu nhận biết thế nào?
Thông thường, thời gian sốt chỉ kéo dài trong vài ngày, và số lần sốt cũng sẽ thuyên giảm theo thời gian. Nếu thời gian sốt mỗi cơn kéo dài và diễn ra trong thời gian dài thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp, tránh nguy cơ bị bội nhiễm do nấm, vi khuẩn hoặc các bệnh lý khác.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn đọc biết được sốt Covid bao nhiêu độ và cách xử trí khi bị sốt để sử dụng thuốc hạ sốt cũng như các biện pháp hạ sốt hiệu quả. Hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể