Siêu âm gan mật: Định nghĩa, khi nào cần siêu âm, chẩn đoán bệnh gì?

Phương pháp siêu âm gan mật có thể phát hiện được những bệnh lý nào? Khi nào cần siêu âm gan mật và quy trình siêu âm gan mật diễn ra như thế nào?… là những thắc mắc thường gặp của người bệnh khi được bác sĩ chỉ định siêu âm gan mật.

Bạn đang đọc: Siêu âm gan mật: Định nghĩa, khi nào cần siêu âm, chẩn đoán bệnh gì?

Siêu âm gan mật hay nói cụ thể hơn là siêu âm gan và siêu âm đường mật là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý về gan, mật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những kiến thức cơ bản về phương pháp siêu âm này và từ đó người bệnh có sự chuẩn bị cho quá trình siêu âm đạt kết quả tốt.

Siêu âm gan mật là gì?

Siêu âm là một trong những phương pháp cận lâm sàng nhằm chẩn đoán, theo dõi, điều trị bệnh phổ biến, được áp dụng tại hầu hết các cơ sở y tế.

Siêu âm gan có thể giúp bác sĩ dựa vào mối liên quan của tĩnh mạch chủ dưới, động mạch chủ, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa để xác định các thùy gan, hạ phân thùy, phân thùy của gan.

Siêu âm đường mật là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng trong chẩn đoán bệnh lý đường mật – túi mật. Một số bệnh lý đường mật có thể phát hiện qua siêu âm đường mật như giun đường mật, polyp túi mật, sỏi túi mật, ung thư túi mật, sỏi đường mật trong hay ngoài gan.

Khi nào cần siêu âm gan mật?

Khi nào cần siêu âm gan?

Người bệnh bị vàng da, vàng mắt do lượng bilirubin trong máu tăng trong khi tình trạng gan khỏe mạnh thì có thể tự đào thải bilirubin.

Siêu âm gan mật: Định nghĩa, khi nào cần siêu âm, chẩn đoán bệnh gì? 1

Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm gan khi bệnh nhân bị vàng mắt

Người bệnh thường bị chướng bụng do dịch tự do xuất hiện trong ổ bụng.

Trên da xuất hiện các mạch máu nhỏ như một dạng mạng nhện mỏng là một triệu chứng của bệnh lý về gan.

Lượng bilirubin thừa trong gan đi ra cùng với nước tiểu khiến nước tiểu chuyển sang màu sẫm.

Khi nào siêu âm đường mật?

Khi bạn đến bệnh viện để khám sức khỏe tổng quát, nếu bác sĩ phát hiện có dấu hiệu bất thường trong những chỉ số liên quan đến túi mật, sẽ chỉ định bạn thực hiện kỹ thuật siêu âm ngay để phát hiện bệnh kịp thời.

Da người bệnh chuyển vàng từ hơn 2 tuần, nhất là khi trẻ nhỏ đã trải qua thời kì da vàng sinh lí mà vẫn bị vàng da nặng thì cần đi khám ngay.

Dù ăn uống và sinh hoạt điều độ nhưng phân bạc màu lâu ngày theo thời gian. Độ bạc màu càng rõ ràng khi bệnh lý về túi mật càng nặng.

Nước tiểu sẫm màu bất thường.

Trẻ nhỏ xuất hiện các biểu hiện như chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu ở mức độ nghiêm trọng hơn so với bình thường vì đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh về mật.

Ngoài ra, các triệu chứng không phải là những dấu hiệu liên quan trực tiếp đến mật nhưng cũng cần lưu ý như phù nề nặng, suy gan, cổ trướng hay chảy máu ngoài da do không nạp được vitamin K vào cơ thể,…

Siêu âm gan mật phát hiện bệnh gì?

Khi siêu âm gan mật, bác sĩ có thể phát hiện những bệnh lý sau đây:

Siêu âm gan

Ung thư gan

Siêu âm gan có thể phát hiện ung thư gan với những khối u ác tinh hay lành tính ở gan có kích thước dưới 1cm.

Xơ gan

Bác sĩ có thể suy ra mức độ xơ hóa gan qua siêu âm gan bằng cách đo độ cứng nhu mô gan, từ đó giúp bác sĩ quyết định nên điều trị hay không, cũng như tiên lượng, theo dõi các biến chứng của xơ gan.

Siêu âm gan mật: Định nghĩa, khi nào cần siêu âm, chẩn đoán bệnh gì? 2

Hình ảnh siêu âm vôi hóa gan

Vôi hóa gan

Vôi hóa gan hay gọi là vôi gan, là một dạng tổn thương gan mạn tính. Đây không phải là căn bệnh mà chỉ là một vết sẹo do tổn thương ở lá gan gây ra, hay bị nhiễm các loại ký sinh trùng hoặc do áp xe gan.

Gan nhiễm mỡ

Người bị gan nhiễm mỡ dễ có nguy cơ bị xơ gan, viêm gan mỡ và ung thư gan.

Viêm gan

Siêu âm gan có thể gợi ý cho thấy gan đang bị tổn thương, viêm.

Siêu âm đường mật

Sỏi túi mật

Sỏi mật gồm các thành phần cơ bản như sỏi cholesterol, sỏi hỗn hợp, sỏi sắc tố mật, sỏi carbonat calcium.

Tìm hiểu thêm: Chức năng của dây thần kinh chày

Siêu âm gan mật: Định nghĩa, khi nào cần siêu âm, chẩn đoán bệnh gì? 3
Sỏi mật bao gồm sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật, sỏi hỗn hợp, sỏi carbonat calcium

Polyp túi mật

Polyp túi mật gồm polyp ác tính và polyp lành tính, được hình thành do các tế bào niêm mạc túi mật phát triển bất thường tạo thành u nhú lồi vào trong lòng túi mật.

Giun chui ống mật

Hình ảnh siêu âm cho thấy giun chui ống mật, cụ thể là đường mật bị giãn rộng và hình trong ống mật chủ tập trung nhiều hình ảnh tăng âm theo một vệt dài (con giun).

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật xuất phát từ các tế bào ở túi mật.

U cơ tuyến

Bệnh cơ tuyến túi mật là bệnh lành tính nhưng hiếm gặp, xảy ra trong các trường hợp phẫu thuật cắt túi mật.

Phương pháp siêu âm gan mật qua đường bụng

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành siêu âm gan mật, bạn cần nhịn đói từ 6 – 8 tiếng nhằm tránh túi mật bị co nhỏ khiến việc thăm khám khó khăn, dẫn đến bỏ sót những tổn thương nhỏ. Nếu bạn bị đầy hơi, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn đói vẫn có thể tiến hành siêu âm nhưng vẫn cần bác sĩ thăm khám lâm sàng.

Nếu bạn lỡ ăn uống trước đó, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần dời lịch siêu âm không. Nếu siêu âm, thời gian siêu âm có thể sẽ diễn ra lâu hơn bình thường.

Trẻ nhỏ tiến hành siêu âm gan mật cần có người lớn đi cùng. Nếu trẻ không thể nhịn ăn lâu, bạn không được cho bé ăn ít hơn 3 tiếng trước siêu âm để đảm bảo độ chính xác.

Thăm khám lâm sàng trước siêu âm

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng toàn bộ ổ bụng trước khi tiến hành thủ thuật siêu âm để chuẩn bị những thứ cần thiết.

Các bước tiến hành siêu âm gan mật

  • Bước 1: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hít sâu và nín thở để hạ thấp gan xuống và tránh tích hơi trong đại tràng. Bác sĩ sẽ bôi một chất gel lên vùng bụng giúp máy dò tiếp xúc chắn vào cơ thể, tránh xuất hiện không khí ở giữa máy dò và da người.
  • Bước 2: Siêu âm gan mật yêu cầu phải siêu âm toàn bộ ổ bụng nên bác sĩ yêu cầu thăm khám những vùng xung quanh gan – mật. Bác sĩ sử dụng máy dò đặt sát trên da bệnh nhân và di chuyển trên các vùng cơ thể cần thăm khám.
  • Bước 3: Bác sĩ lau chất gel được bôi trên bụng bạn ban đầu và kết thúc quá trình siêu âm. Bệnh nhân ra ngoài ngồi chờ kết quả theo hướng dẫn của bác sĩ.

Siêu âm gan mật: Định nghĩa, khi nào cần siêu âm, chẩn đoán bệnh gì? 4

>>>>>Xem thêm: Người bị Covid có được uống nước đá lạnh không?

Siêu âm gan mật yêu cầu phải siêu âm toàn bộ ổ bụng

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về siêu âm gan mật và quá trình thực hiện thủ thuật siêu âm. Để có sự chuẩn bị tốt nhất, người bệnh hãy tham khảo các lưu ý và tìm hiểu quy trình siêu âm được đề cập trong bài nhằm đảm bảo hiệu quả chẩn đoán khi siêu âm.

Xem thêm: Siêu âm khớp cổ chân là gì? Được thực hiện khi nào và quy trình ra sao?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *