Theo quan niệm dân gian xưa, cơ thể của phụ nữ sau sinh thường rất yếu và dễ bị cảm lạnh nên cần phải nằm than để giữ ấm và tránh bị bệnh xương khớp về già. Vậy phụ nữ nằm than sau sinh có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Sau khi sinh có nên cho mẹ và bé nằm than hay không?
Nằm than sau sinh là một tập tục đã có từ rất lâu đời, đặc biệt phổ biến ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể. Cho đến nay, tập tục này vẫn được duy trì ở một số gia đình và gây ra không ít tranh cãi. Vậy sau sinh có nên cho mẹ và bé nằm than hay không và có gây nguy hiểm không? Cùng Kenshin làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tập tục nằm than sau sinh bắt nguồn từ đâu?
Khi chuyển dạ sinh con, phụ nữ thường sẽ bị mất một lượng máu khá lớn. Điều này sẽ khiến cơ thể của các bà mẹ sau sinh trở nên yếu hơn và dễ cảm thấy lạnh hơn. Trong dân gian, phụ nữ sau sinh thường sẽ ở cữ trong chái nhà, căn chòi hoặc nhà tạm cất bằng tre nứa, nhà tranh vách lá. Những nơi này hay có kẽ hở và dễ bị gió lùa, khiến mẹ sau sinh dễ bị lạnh, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh kém và thiếu thốn về vật dụng cũng khiến việc giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc hơ lửa và nằm than sau sinh đã trở thành biện pháp vừa để giữ ẩm vừa giúp làm giảm mùi tanh của sản dịch.
Đặc biệt, việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông càng trở nên cần thiết hơn trong điều kiện bị thiếu thốn quần áo và chăn màn. Do đó, trong thời kỳ đó, nằm than được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp cả mẹ lẫn bé chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông.
Phụ nữ nằm than sau sinh có nguy hiểm không?
Trên thực tế, nằm than sau sinh chỉ là một tập tục theo kinh nghiệm dân gian của ông bà xưa. Và theo y học hiện đại, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và có thể khiến cả mẹ và bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:
Rủi ro về ngộ độc khí CO và CO2
Nằm than sau sinh có thể gây ra tình trạng ngộ độc khí CO và CO2. Cả hai loại khí độc này đều có nguy cơ gây ra tử vong cho cả mẹ và bé khi hít phải một lượng lớn. Ngay cả trong trường hợp nhẹ, việc này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và dẫn đến viêm phổi.
Nguy cơ bị bỏng
Theo tập tục nằm than sau sinh, bếp than thường sẽ được đặt ở dưới gầm giường hoặc gần chỗ mẹ và bé nằm. Tuy nhiên, nhiệt độ của bếp than thường tỏa ra không đều và có thể làm tăng nguy cơ khiến cả mẹ lẫn bé bị bỏng. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bé.
Bên cạnh đó, việc để bếp than lâu trong nhà có thể khiến lửa dễ bén lên gối, chăn, rèm cửa và gây hỏa hoạn.
Thân nhiệt của bé bị thay đổi
Nhiệt độ của bếp than thường không ổn định, có lúc nguội lạnh nhưng cũng có lúc nóng hừng hực. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cho bé mà còn làm cho thân nhiệt của bé bị thay đổi thất thường và khiến bé dễ bị bệnh hơn. Còn đối với mẹ, việc nhiệt độ thay đổi thất thường có thể khiến cơ thể trở nên yếu và mệt mỏi hơn.
Tìm hiểu thêm: Uống kẽm và vitamin tổng hợp cùng lúc được không?
Nguy cơ bị bệnh về da
Bếp than khi cháy có thể tạo ra các mụi than. Những mụi than này khi dính vào cơ thể bé dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ làm cho da không thoát được mồ hôi và gây ra các vấn đề về da như rôm sảy, hay thậm chí là nhiễm trùng da. Ở những tháng đầu sau sinh, tình trạng nhiễm trùng này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như nhiễm trùng máu và tử vong.
Các biện pháp giữ ấm sau sinh an toàn cho mẹ và bé
Với sự tiến bộ của khoa học và sự đủ đầy của đời sống vật chất như hiện nay, đã có nhiều phương pháp an toàn việc nằm than sau sinh để giữ ấm cho cơ thể của mẹ lẫn bé. Chẳng hạn như:
- Chuẩn bị đầy đủ trang phục: Mẹ và bé có thể mặc áo ấm, đeo khăn choàng cổ, tất, bao tay, mũ và nằm trong phòng kín gió. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết ở từng khu vực mà các mẹ có thể chọn lựa các loại đồ ấm phù hợp.
- Sử dụng thiết bị sưởi: Đối với những vùng có khí hậu lạnh, mẹ sau sinh có thể sử dụng các thiết bị sưởi an toàn như lò sưởi thay vì hơ lửa nằm than sau sinh.
- Chế độ dinh dưỡng: Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé thông qua chế độ ăn hàng ngày. Không nên kiêng khem quá mức dễ khiến cơ thể bị thiếu chất, dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Massage sau sinh: Việc massage với rượu gừng nghệ hoặc rượu ngâm riêng lẻ từng loại có thể giúp mẹ giữ ấm cho cơ thể sau khi sinh em bé.
- Vệ sinh cá nhân: Sau khi sinh, các mẹ cần phải giữ việc sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín để tránh tình trạng viêm nhiễm. Mẹ có thể tắm bằng nước ấm có pha cùng một chút dầu tràm, rượu gừng hoặc các sản phẩm xông đẻ phù hợp và sấy tóc khô sau tắm.
- Vận động sau sinh: Theo y học hiện đại, phụ nữ sau sinh nên đi bộ chậm rãi để giúp kích thích sự hoạt động và sinh nhiệt của các cơ quan. Điều này không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của nấm thượng hoàng
Thực tế, việc hơ lửa và nằm than sau sinh chỉ phù hợp trong điều kiện y tế còn lạc hậu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn bé. Do vậy, bạn không nên áp dụng biện pháp giữ ấm này mà hãy chọn biện pháp giữ ấm an toàn hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể