Run chân tay sau tai biến có tự khỏi không?

Run chân tay sau tai biến là một triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng trên gây giới hạn vận động, cầm nắm, đi lại khó khăn và tăng nguy cơ té ngã rất nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Run chân tay sau tai biến có tự khỏi không?

Run chân tay sau tai biến là một biểu hiện thường gặp ở nhiều người lớn tuổi. Đây là tình trạng chuyển động nhanh không tự chủ của các bộ phận trên cơ thể. Dưới đây là những thông tin chi tiết mà bạn cần biết để bảo vệ người bệnh một cách tối ưu nhất.

Vì sao lại bị run tay, run chân sau tai biến?

Tình trạng run chân tay xảy ra là do não bộ đã bị tổn thương sau cơn tai biến. Những vùng thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồi thị hoặc vùng hạch nền. Đây đều là những vùng não quan trọng giúp kiểm soát các tín hiệu vận động cơ thể. Vì vậy, tổn thương các vị trí này dẫn đến các rối loạn vận động là điều không quá khó hiểu.

Run chân tay sau tai biến có tự khỏi không? 1

Run chân tay sau tai biến là một triệu chứng thường gặp

Triệu chứng bệnh

Biểu hiện run tay chân sau tai biến mạch máu não tùy theo vị trí và mức độ mà não bộ bị tổn thương. Hiện tượng này có thể xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân vừa vượt qua cơn tai biến hoặc có thể rất lâu sau đó. Những biểu hiện đặc trưng của tình trạng này bao gồm:

  • Run tay, run chân thường diễn ra ngay cả khi thư giãn;
  • Run khi vận động, cầm nắm, đi lại, khi nói;
  • Mức độ run tăng lên khi có cảm xúc mạnh như khi căng thẳng, sợ hãi hoặc tức giận.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân còn kèm theo các biểu hiện như: Mất thăng bằng, co cứng cơ,… dẫn đến nhiều nguy cơ té ngã rất nguy hiểm. Vì vậy nhiều người sau tai biến thường có chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề so với trước đó.

Tình trạng run tay sau tai biến thường chỉ bắt đầu khởi phát sau khoảng vài tháng kể từ khi xảy ra cơn đột quỵ. Một số trường hợp có thể lên đến vài năm khiến cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn. Đó là lý do mà nhiều trường hợp thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh Parkinson – một thể bệnh cũng đặc trưng bởi tình trạng run tay chân không kiểm soát.

Run chân sau tai biến có tự khỏi không? 2

Sau tai biến thì tay chân người bệnh có thể bị run không kiểm soát

Run chân tay sau tai biến có tự khỏi không?

Hầu hết 90% các trường hợp sẽ có khả năng tự phục hồi, tối thiểu là giảm mức độ run tay chân sau khoảng nửa năm. Tuy nhiên, những ca tổn thương não nặng hơn có thể để lại di chứng trên vĩnh viễn. Trong trường hợp này cần có những phương pháp thích hợp giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân, bao gồm:

Tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu có thể giúp cơ xương khớp trở nên dẻo dai và hoạt động trơn tru hơn. Tình trạng run tay chân cũng nhờ đó mà có thể được cải thiện phần nào. Hầu hết các bài tập này đều được thiết kế khá đơn giản và người bệnh có thể tự luyện tập ở nhà.

Lưu ý là những bệnh nhân có mức độ run tay chân quá nặng thì khi tập vật lý trị liệu cần có người theo dõi. Những trường hợp này đôi khi khó đứng vững, khi thay đổi nhiều tư thế có thể dẫn đến té ngã.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phát hiện sớm

Run chân sau tai biến có tự khỏi không? 3
Bệnh nhân sau tai biến cần được chăm sóc cẩn thận

Điều trị bằng thuốc

Nếu tập vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả, bác sĩ thường cân nhắc kê thêm một số thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng run. Thông thường là những nhóm thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc an thần hoặc thuốc chẹn beta,… Lưu ý rằng tất cả các loại thuốc này đều mang nhiều tác dụng phụ, vì vậy cần có sự kê toa và giám sát của bác sĩ khi dùng.

Phẫu thuật kích thích não sâu

Phương pháp hiện đại này chỉ áp dụng cho những trường hợp run chân tay sau tai biến mức độ nghiêm trọng. Khi này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cấy ghép điện cực vào não bộ của người bệnh để kiểm soát đường dẫn truyền tín hiệu.

Những điện cực này sẽ được kết nối với thiết bị điều khiển cũng được cấy ghép, thông thường là ở ngực. Tất cả những thứ trên sẽ giúp kiểm soát hoạt động một cách tốt hơn. Thông thường phương pháp này có thể mang lại hiệu quả giảm run cho khoảng 70% trường hợp.

Các biện pháp khác

Do bắt nguồn từ rối loạn não bộ nên khi lo lắng hay căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ run tay chân. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm ra giải pháp thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp. Tập trung giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp quá trình phục hồi đạt hiệu quả cao hơn.

Những lưu ý khi bị run chân tay sau tai biến

Khi có người trong gia đình bị run chân tay sau tai biến, dưới đây là những điểm mà bạn nên lưu ý:

  • Cần ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tai biến mạch máu não tái phát. Bao gồm: Thuốc lá, rượu bia, kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, thói quen ăn mặn,…
  • Duy trì thói quen luyện tập vật lý trị liệu tối thiểu 30 phút/ngày. Việc vận động giúp ngăn ngừa các biến chứng cứng khớp và biến dạng khớp. Ngoài ra, luyện tập phù hợp còn giúp kiểm soát tín hiệu não đến các vị trí vận động tốt hơn.
  • Khi cho người run chân tay sau tai biến tập các bài tập phục hồi chức năng cần theo dõi sắc thái của họ. Nếu bệnh nhân toát mồ hôi và tỏ ra mệt mỏi cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi.
  • Loại bỏ hoặc che chắn các vật gồ ghề, sắc nhọn trong nhà chẳng hạn như cạnh bàn, tủ,… để phòng tránh các tai nạn té ngã không đáng có.
  • Khi có các dấu hiệu bất thường như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn hay đỏ mặt cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Sau tai biến, bệnh nhân thường sẽ được kê đơn thuốc để duy trì và phòng ngừa bệnh tái lại. Người nhà cần nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ việc sử dụng thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến.
  • Người nhà cần quan tâm, động viên giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng. Stress cũng là một trong những yếu tố khiến các rối loạn não bộ trở nên tồi tệ hơn.

Run chân tay sau tai biến có tự khỏi không? 4

>>>>>Xem thêm: Nấm linh chi rừng và tác dụng của nấm linh chi

Cần thường xuyên quan sát sắc mặt của bệnh nhân sau tai biến

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng run chân tay sau tai biến và những lưu ý khi chăm sóc người mắc bệnh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác của Kenshin để biết cách phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *