Rong biển là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực châu Á nhờ vào dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ăn rong biển là cách để bổ sung thêm i-ốt, vitamin và khoáng chất cho chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn rong biển thường xuyên có thể chống lại một số bệnh tật. Vậy thành phần dinh dưỡng của rong biển là gì và rong biển có chất xơ không?
Bạn đang đọc: Rong biển có chất xơ không? Cần lưu ý những gì khi ăn rong biển
Rong biển là một dạng tảo sống ở biển, là nguồn thức ăn cho sinh vật biển. Loại rong biển này mọc dọc theo các bờ biển và là nguyên liệu nấu ăn phổ biến ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Rong biển là nguyên liệu vô cùng đa năng, có thể nấu thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Vậy rong biển có chất xơ không? Thành phần dinh dưỡng trong rau biển là gì?
Contents
Rong biển có chất xơ không?
Cùng tìm hiểu thành phần của rong biển để tìm ra đáp án cho câu hỏi trên nhé. Rong biển có thể phát triển ở biển, hồ và sông. Rong biển nói chung có thể ăn được tuy nhiên một số loại cũng có xu hướng độc. Rong biển được phân theo màu sắc như xanh lá cây, xanh dương, đỏ và nâu.
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và bổ sung i-ốt, giàu chất xơ, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, axit béo omega-3, protein, axit folic, iốt, sắt, kẽm, đồng, magie, kali, phốt pho, natri, canxi riboflavin, niacin, axit pantothenic, selen, mangan,… Với những thành phần dinh dưỡng trên đã trả lời rong biển có chất xơ không.
Lợi ích của rong biển đối với sức khỏe
Thúc đẩy chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp cần một lượng i-ốt để hoạt động bình thường và điều hòa quá trình trao đổi chất. Chế độ ăn uống không đủ i-ốt có thể dẫn đến suy giáp. Lượng i-ốt tiêu chuẩn cho người lớn là 150mcg/ngày. Mọi người có thể đáp ứng lượng i-ốt này bằng cách ăn rong biển vài lần một tuần. Một số loại rong biển như kombu và dulse có lượng i-ốt rất cao không nên ăn quá nhiều.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Rong biển chứa chất xơ hòa tan và axit béo omega-3 chuỗi dài, có lợi cho sức khỏe. Rong biển cũng giúp giảm cholesterol xấu và cholesterol toàn phần. Một nghiên ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 được bổ sung hàng ngày bằng tảo xoắn hoặc giả dược, cho thấy việc bổ sung tảo xoắn làm giảm tổng lượng cholesterol nhiều hơn 166% so giả dược.
Ổn định lương đường trong máu
Thêm rong biển vào chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một số hợp chất tìm thấy trong rong biển có vai trò ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Một trong số đó là fucoxanthin, được cho là giảm kháng insulin và ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ có trong rong biển có thể làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn. Điều này giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Tại sao niềng răng bị hóp má?
Giảm cân
Ăn rong biển có thể giúp bạn giảm cân vì ảnh hưởng đến mức độ hormone leptin, giúp điều chỉnh cân nặng của bạn. Kết hợp với hàm lượng chất xơ cao, làm giảm cảm giác thèm ăn. Còn fucoidan trong rong biển có thể phân hủy chất béo và ngăn ngừa sự hình thành chất béo. Ngoài ra, rong biển có lượng calo thấp và nhiều glutamate, một loại axit amin được cho là mang lại hương vị thơm ngon, có thể dùng như món ăn nhẹ ít calo.
Tăng cường hệ miễn dịch
Rong biển có thể bảo vệ bạn chống lại một số loại nhiễm trùng. Vì rong biển có chứa các hợp chất thực vật biển có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, các hợp chất này có thể chống các loại virus xâm nhập vào tế bào.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Rong biển có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột vì chứa nhiều chất xơ, ngăn ngừa táo bón và hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru. Rong biển cũng chứa agar, carrageenan và fucoidans hoạt động như prebiotic, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng prebiotic có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra, một số prebiotic ngăn vi khuẩn có hại như H. pylori bám vào thành ruột.
Giảm nguy cơ ung thư
Thêm rong biển trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu tin rằng rong biển có thể giúp giảm nồng độ estrogen giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Chất xơ hòa tan có trong rong biển cũng có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng hợp chất trong các loại rong biển màu nâu có thể ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.
Lưu ý khi bổ sung rong biển
Mặc dù rong biển tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có những rủi ro nếu bạn tiêu thụ quá mức.
- Rong biển rất giàu i-ốt, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến thừa i-ốt ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và rối loạn chuyển hóa, xuất hiện các triệu chứng sưng, đau quanh cổ hoặc tăng cân.
- Người mắc bệnh cường giáp: Nhóm người này cũng nên hạn chế ăn rong biển. Vì hàm lượng i-ốt trong thực phẩm này khá cao, có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người bị mụn nhọt: Mặc dù rong biển có nhiều lợi ích nhưng đối với nhóm người bị mụn nhọt, có thể làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, khiến tình trạng mụn nhọt nặng hơn và khó điều trị.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ: Đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần chú ý đến việc sử dụng rong biển hợp lý. Trẻ em từ 1 – 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg i-ốt mỗi ngày, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần khoảng 0.22 – 0.27mg/ngày. Theo nghiên cứu, cứ 100g rong biển có chứa 1 – 1.8mg i-ốt. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, không nên ăn quá 100g rong biển mỗi ngày và không ăn quá nhiều cùng một lúc.
- Thực phẩm không ăn cùng rong biển: Không nên ăn rong biển cùng với quả hồng, chè, hoa quả ngâm. Vì khi kết hợp với nhau sẽ sinh ra các hợp chất kết tinh khó hòa tan khiến dạ dày và đường ruột không thể tiêu hoá. Tiết lợn và cam thảo cũng không nên nấu với rong biển vì cản trở quá trình hấp thu và tiêu hóa dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như thịt bò, lòng đỏ trứng, xúc xích, lúa mạch,… cũng không nên chế biến với rong biển.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có tốt không?
Bài viết trên đây đã giải thích rong biển có chất xơ không, lợi ích cũng như tác hại của rong biển. Rong biển là thực phẩm tốt cho sức khỏe khi sử dụng với lượng vừa phải. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp hoặc rối loạn tiêu hoá.
Xem thêm:
Chuối có chất xơ không? Làm gì để giữ được chất xơ trong chuối?
Góc giải đáp: Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể