Tác dụng của rau muống được đánh giá cao trong việc phòng và chữa các bệnh mãn tính. Các dưỡng chất trong rau muống có nhiều lợi ích với sức khoẻ như chống táo bón, chống lão hóa da và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Để biết thêm lợi ích cũng như thành phần và rau muống có nhiều chất xơ không. Mời bạn theo dõi bài viết.
Bạn đang đọc: Rau muống có nhiều chất xơ không? Công dụng đối với sức khỏe là gì?
Rau muống là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình Việt, nhưng ít ai biết rau muống có tác dụng tốt cho tim mạch, ngừa tiểu đường, chữa thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Hãy cùng tìm hiểu công dụng và rau muống có nhiều chất xơ không qua bài viết dưới đây.
Contents
Thành phần dinh dưỡng trong rau muống là gì? Rau muống có nhiều chất xơ không?
Rau muống là giống cây thân thảo, mọc ở nước và cả đất bùn, thân rỗng và dài. Đây là loại rau giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B3, vitamin C, canxi, magie, sắt, kali, natri,…
Trong 100g rau muống bao gồm nguồn dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 29 calo
- Protein: 3g
- Sắt: 2.5mg
- Chất xơ: 1mg
- Chất béo: 0.3mg
- Carbs: 5.4mg
- Canxi:73mg
- Phốt pho: 50mg
- Vitamin A: 6300IU
- Vitamin B1: 0.07mg
- Vitamin C: 32mg
- Nước: 89.7g
Với những thành phần trên có thể trả lời rau muống có nhiều chất xơ không. Rau muống được xếp vào loại rau nhiều chất xơ tốt cho sức khoẻ.
Lợi ích của rau muống
Sau khi biết rau muống có nhiều chất xơ không. Bạn cần biết lợi ích của rau muống mang lại cho sức khoẻ.
Giảm cholesterol xấu: Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn giảm cholesterol tự nhiên thì đừng quên bổ sung rau muống vào chế độ ăn uống. Loại thực phẩm này không chỉ giàu chất xơ mà còn giúp giảm cholesterol xấu và triglycosides trong cơ thể.
Tốt cho gan: Rau muống còn có khả năng điều tiết các enzym giải độc có khả năng chống gốc tự do và chống oxy hóa. Vì vậy, rau muống giúp bảo vệ gan trước những tổn thương do hóa chất độc hại gây ra.
Phòng chống thiếu máu: Sắt rất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu. Rau muống chứa hàm lượng sắt cao nên phù hợp cho người bị thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Chống táo bón: Là loại rau giàu chất xơ, rau muống vừa bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khả năng nhuận tràng này của rau muống rất tốt cho những người thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Người bị táo bón nếu uống một cốc nước ép rau muống để cải thiện tình trạng này.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Ăn rau muống thường xuyên có thể chống stress do bệnh tiểu đường và chống oxy hóa. Đây cũng là thực phẩm dùng điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.
Phòng chống bệnh tim: Các vitamin A, C, beta-caroten trong rau muống như một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ các gốc tự do để ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong cơ thể. Quá trình oxy hóa cholesterol sẽ làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến đột quỵ và đau tim. Mặt khác, magie trong rau muống có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim.
Chống lão hóa da: Rau muống rất giàu chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Do đó, chế độ ăn rau muống hợp lý sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại do môi trường bên ngoài như khói bụi, ánh nắng mặt trời, từ đó giảm nếp nhăn trên da. Ngoài ra, các carotenoid, lutein và vitamin A và C trong rau muống đều giúp cho làn da khỏe mạnh. Đây chính là lý do ăn rau muống giúp ngăn ngừa lão hóa.
Tốt cho mắt: Hàm lượng vitamin A, carotenoids và lutein cao giúp đôi mắt sáng khỏe. Vì vậy, duy trì chế độ ăn hợp lý với rau muống sẽ làm tăng nồng độ glutathione ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Điều trị các bệnh ngoài da: Lá rau muống non có thể dùng như một loại dược liệu để chữa các bệnh ngoài da như: hắc lào, vảy nến, nấm, chàm,… Ngoài ra, rau muống giúp giải độc, thanh nhiệt tốt, giảm ngứa do côn trùng cắn. Để thực hiện, bạn hãy cho một ít muối vào rau muống xay nhuyễn rồi chấm lên vùng da bị ngứa trong 20 phút.
Chắc khoẻ tóc: Nước rau muống không chỉ làm đẹp da mà còn giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc. Uống nước rau muống kết hợp với lá diếp cá sẽ giúp bạn có được mái tóc chắc khỏe, suôn mượt. Cách làm như sau: Rửa rau muống và diếp cá với nước muối loãng. Bạn cũng có thể thay diếp cá bằng bắp cải. Cắt nhỏ rau cho vào máy sinh tố và thêm một lát chanh, xay nhuyễn, lọc bỏ bã, lấy nước uống, có thể thêm đường cho dễ uống.
Tìm hiểu thêm: Kiwi bao nhiêu calo? Cách ăn kiwi giảm cân và lưu ý
Lưu ý khi sử dụng rau muống
Nên ăn bao nhiêu rau muống?
Mặc dù rau muống có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không cũng cần tiêu thụ vừa phải. Lượng rau muống khuyến cáo ăn hàng ngày như sau:
- Theo tiêu chuẩn Canada và Mỹ: Tiêu thụ khoảng 121g thân và lá, 242g lá đã qua chế biến.
- Theo tiêu chuẩn Anh Quốc: Tiêu thụ 80g thân và là, 80g lá đã qua chế biến.
Cách chế biến rau muống
Hầu hết rau muống được trồng ở ao, hồ, bùn lầy, nước nông nên có nhiều vi khuẩn tồn tại. Nếu ăn rau muống mà không sơ chế thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập là rất cao. Vì vậy, trước khi chế biến, rau muống cần được rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và mầm bệnh.
Cách chọn mua rau muống
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn mua rau muống ở những địa chỉ trồng rau sạch, trồng rau hữu cơ. Điều này phòng tránh rau có thuốc trừ sâu, nước bị ô nhiễm, sâu bệnh,…
Nên chọn mua rau muống có màu xanh đậm, tươi và lá to vì ăn giòn và nhiều nước. Nếu rau bị héo, hư, vàng úa thì nên loại bỏ.
Đối tượng không nên ăn rau muống
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng sau thì không nên ăn rau muống:
- Người có vết thương hở: Người có vết thương ngoài da không được ăn rau muống vì tăng sản sinh tế bào gây sẹo lồi mất thẩm mỹ. Thậm chí, ăn rau muống sẽ khiến vùng da non thêm ngứa ngáy.
- Người bị gút, sỏi thận: Nếu bạn đang bị bệnh gút, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, cao huyết áp thì nên hạn chế ăn rau muống. Hãy quan sát cơ thể khi ăn rau muống, khi có biểu hiện bất thường cần dừng ăn và đi khám bác sĩ.
- Người bị viêm khớp: Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp, hãy bỏ qua rau muống vì các chất dinh dưỡng trong loại rau này có thể làm tăng thêm cơn đau khớp.
- Đang sử dụng thuốc Đông y: Khi đang chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng Đông y, tuyệt đối không được ăn rau muống. Dinh dưỡng trong rau muống làm mất hiệu quả của thuốc Đông y.
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Ký sinh trùng sán trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu ăn chưa sơ chế kỹ. Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn rau muống sống vì gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,…
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu và cách điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả nhất
Với những giá trị dinh dưỡng và công dụng của rau muống ở trên bạn đã biết rau muống có nhiều chất xơ không. Ăn rau muống với lượng vừa đủ rất có ích cho người thiếu máu, huyết áp thấp, phụ nữ có thai, chống táo bón và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, người có vết thương hở chưa lành không nên ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi.
Xem thêm:
Lượng chất xơ cần thiết trong 1 ngày là bao nhiêu?
Thiếu chất xơ sẽ bị gì? Cách nhận biết cơ thể thiếu chất xơ
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể