Rabicad 20 uống trước hay sau ăn? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Rabicad 20 có thành phần hoạt chất chính là rabeprazole, dùng để trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – một bệnh dễ có nguy cơ tái phát. Do đó, sử dụng thuốc đúng cách, tuân thủ điều trị là những yếu tố quan trọng giúp đạt được hiệu quả điều trị. Vậy Rabicad 20 uống trước hay sau ăn để mang lại hiệu quả tối ưu?

Bạn đang đọc: Rabicad 20 uống trước hay sau ăn? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần biết về thuốc Rabicad 20, những lưu ý khi sử dụng và đặc biệt giải đáp thắc mắc rằng Rabicad 20 uống trước hay sau ăn để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu và sử dụng thuốc đúng cách nhé!

Tìm hiểu về Rabicad 20

Thành phần Rabicad 20

Thuốc Rabicad 20 của công ty Cadila Pharmaceuticals Limited, thành phần chính chứa rabeprazole hàm lượng 20mg. Rabicad 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, được đóng gói theo quy cách hộp 1 vỉ x 10 viên nén bao tan trong ruột.

Rabicad 20 uống trước hay sau ăn? Cần lưu ý gì khi sử dụng? 1

Rabicad 20 có thành phần hoạt chất là rabeprazole, điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Tác dụng, chỉ định của Rabicad 20

Thuốc Rabicad 20mg được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh loét tá tràng hoạt động.
  • Người bệnh loét dạ dày lành tính hoạt động.
  • Người bị loét có triệu chứng hay bệnh lý loét trào ngược dạ dày – tá tràng.
  • Kiểm soát lâu dài bệnh lý trào ngược dạ dày – tá tràng.
  • Điều trị triệu chứng bệnh lý trào ngược dạ dày – tá tràng có triệu chứng mức độ từ trung bình đến rất nặng (GORD có triệu chứng).
  • Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Phối hợp trong phác đồ điều trị triệt để Helicobacter pylori ở các bệnh nhân có bệnh lý loét tiêu hóa.

Liều dùng

Loét tá tràng hoạt động và loét dạ dày lành tính hoạt động

Liều khuyến cáo: 1 viên x 1 lần/ngày, uống vào buổi sáng.

Hầu hết bệnh nhân có loét tá tràng hoạt động sử dụng trong 4 tuần. Tuy nhiên 1 vài đối tượng cần điều trị bổ sung thêm 4 tuần để đạt hiệu quả điều trị.

Hầu hết bệnh nhân loét dạ dày lành tính hoạt động lành loét trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên 1 vài bệnh nhân cần điều trị bổ sung thêm 6 tuần để lành vết loét.

Loét hay bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản

Liều khuyến cáo: 1 viên x 1 lần/ngày trong 4 đến 8 tuần.

Kiểm soát lâu dài bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản: Liều duy trì 20mg hoặc 10mg – 1 lần mỗi ngày phụ thuộc đáp ứng của bệnh nhân.

Điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng từ trung bình đến rất nặng: 10mg – 1 lần mỗi ngày đối với bệnh nhân không có viêm thực quản.

Nếu việc kiểm soát triệu chứng không đạt được sau 4 tuần, bệnh nhân nên được xem xét kỹ hơn.

Rabicad 20 uống trước hay sau ăn? Cần lưu ý gì khi sử dụng? 2

Rabicad 20 còn có chỉ định điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản

Hội chứng Zollinger-Ellison

Liều khuyến cáo: 3 viên x 1lần/ngày

Có thể tăng liều lên 120mg/ngày dựa vào đáp ứng của bệnh nhân. Liều 120mg có thể cần chia nhỏ thành 60mg x 2 lần/ngày.

Điều trị Helicobacter pylori

Liều khuyến cáo: Rabeprazol natri 20mg x 2 lần/ngày + clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày + amoxicillin 1 g x 2 lần/ngày, sử dụng trong 7 ngày.

Lưu ý: Rabicad 20 là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi được chỉ định bởi bác sĩ. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh và đáp ứng của bệnh nhân. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần thăm khám bác sĩ để được điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc Rabicad 20

Khi dùng thuốc Rabicad 20mg, người bệnh thường gặp 1 số tác dụng không mong muốn như:

  • Đau đầu;
  • Tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Suy nhược;
  • Đầy hơi;
  • Táo bón;
  • Cảm giác chướng bụng, nặng bụng;
  • Nổi mẩn đỏ và khô miệng.

Đa số các phản ứng phụ của thuốc Rabicad 20mg đều nhẹ hay trung bình, thoáng qua và tự hết sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng trên thì bạn cần ngưng sử dụng thuốc Rabicad 20mg và đến cơ sở y tế gần nhất để được thay đổi phác đồ và xử trí thích hợp.

Rabicad 20 uống trước hay sau ăn?

Thức ăn hoặc thời gian dùng thuốc trong ngày đều không ảnh hưởng đến sự hấp thu rabeprazole natri. Tuy nhiên, nên dùng Rabicad 20 vào buổi sáng trước khi ăn để tạo điều kiện cho việc dễ ghi nhớ và tuân thủ điều trị.

Ngoài ra, Rabicad 20 có dạng viên nén bao tan trong ruột nên không được nhai hay nghiền viên thuốc mà phải nuốt trọn cả viên thuốc. Uống thuốc cùng 1 cốc nước vừa đủ.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng phổi – thận là gì? Có nguy hiểm không?

Rabicad 20 uống trước hay sau ăn? Cần lưu ý gì khi sử dụng? 3
Rabicad 20 uống trước hay sau ăn?

Rabicad 20 có thể gây ra tương tác với thuốc gì?

Không còn thắc mắc về việc Rabicad 20 uống trước hay sau ăn nhưng chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc liệu Rabicad 20 có xảy ra tương tác khi dùng chung với thuốc khác hay không.

Rabeprazol natri có hiệu quả ức chế tiết acid dạ dày không thuận nghịch, kéo dài và hoàn toàn. Do đó, Rabicad 20 có thể tương tác với các thuốc hấp thu phụ thuộc pH dịch vị. Việc sử dụng rabeprazole natri đồng thời với ketoconazole hay itraconazole có thể làm giảm đáng kể nồng độ các thuốc kháng nấm trong huyết tương. Do đó, cần điều chỉnh liều ketoconazole hay itraconazole khi dùng đồng thời với rabeprazol natri.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc dùng đồng thời atazanavir 300mg/ritonavir 10mg với omeprazole 40mg hay atazanavir 400mg với lansoprazole 60mg dẫn đến kết quả giảm đáng kể nồng độ atazanavir bởi quá trình hấp thu atazanavir phụ thuộc vào pH dịch vị. Mặc dù chưa được nghiên cứu nhưng ước đoán các kết quả này tương tự với các thuốc ức chế bơm proton. Do đó các thuốc ức chế bơm proton, bao gồm rabeprazole, khuyến cáo không dùng đồng thời với atazanavir.

Lưu ý khi sử dụng Rabicad 20

Lưu ý, thận trọng

Ngoài lưu ý về việc Rabicad 20 uống trước hay sau ăn, còn một số lưu ý khi sử dụng thuốc như sau:

  • Chỉ sử dụng Rabicad khi được kê đơn bởi bác sĩ.
  • Trước khi bắt đầu điều trị với rabeprazol natri cần loại trừ khả năng mắc bệnh ác tính.
  • Các bệnh nhân sử dụng thuốc thời gian dài (đặc biệt là hơn 1 năm) nên được giám sát thường xuyên.
  • Không dùng rabeprazole natri cho trẻ em vì chưa có bằng chứng an toàn về việc sử dụng thuốc ở nhóm đối tượng này.
  • Có nguy cơ dị ứng chéo với các thuốc khác thuộc nhóm ức chế bơm proton như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole.
  • Có báo cáo về rối loạn tạo máu (giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính), bất thường về men gan khi sử dụng Rabicad 20. Tuy nhiên, các biến cố này được phục hồi khi ngưng dùng rabeprazole.
  • Thận trọng khi điều trị khởi đầu ở bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến trung bình.
  • Điều trị với các thuốc ức chế bơm proton (rabeprazole natri) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa bởi Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile.

Rabicad 20 uống trước hay sau ăn? Cần lưu ý gì khi sử dụng? 4

>>>>>Xem thêm: Một số thông tin về nước uống Samsung Pharm Speerong Sol Hàn Quốc

Trước khi bắt đầu điều trị với Rabicad 20 cần loại trừ khả năng mắc bệnh ác tính

Khuyến cáo với phụ nữ có thai hoặc cho con bú

  • Thời kỳ mang thai: Chưa có dữ liệu về độ an toàn của rabeprazole với thai nhi ở phụ nữ mang thai. Khuyến cáo không dùng Rabicad 20 cho phụ nữ có thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Chưa có nghiên cứu nào được tiến hành ở phụ nữ cho con bú và không biết rằng rabeprazole natri có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, khuyến cáo không sử dụng Rabicad 20 trong suốt quá trình cho con bú.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về Rabicad 20, không còn băn khoăn rằng Rabicad 20 uống trước hay sau ăn; hướng đến sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh sử dụng thực phẩm cay nóng để đạt hiệu quả và tránh tái phát.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *