Quy trình tháo mão răng an toàn, không đau đớn

Mão răng được sử dụng với nhiều mục đích như làm đẹp, phục hồi răng sâu hay mất răng,… Mão răng thường được làm bằng sứ hoặc các chất liệu khác như kim loại hoặc nhựa. Tuổi thọ của mão răng tùy thuộc vào chất liệu và cách bạn chăm sóc chúng. Khi thay, nha sĩ sẽ tiến hành tháo mão răng. Vậy quy trình tháo mão răng được thực hiện như thế nào?

Bạn đang đọc: Quy trình tháo mão răng an toàn, không đau đớn

Theo thời gian, mão răng có thể cần được thay thế do hao mòn thông thường hoặc do một nguyên nhân khác. Vậy nha sĩ tháo mão răng bằng cách nào, có gây đau đớn không?

Những dấu hiệu bạn cần tháo mão răng

Khi lắp mão răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về tuổi thọ của loại mão bạn chọn. Mão răng càng tốt thì tuổi thọ càng cao. Thậm chí chúng có thể tồn tại từ 10 – 15 năm mà không cần phải thay thế. Bạn có thể biết ngay lập tức cần thay thế mão răng khi chúng rơi ra khỏi vị trí được cố định. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến dấu hiệu hao mòn, hư hỏng để có thể thay thế mão răng kịp thời trước khi chúng bị rơi ra.

Tuổi thọ của mão răng

Tùy vào từng loại mão răng sẽ có tuổi thọ khác nhau. Có những loại tuổi thọ từ 5 – 10 năm, nhưng cũng có loại có thể tồn tại đến 15 năm nếu được chăm sóc thích hợp. Nếu được chăm sóc tốt, mão răng có thể không có dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn. Tuy nhiên, nếu mão răng bạn lắp có tuổi thọ cao hơn với số năm mà nha sĩ hướng dẫn thì có lẽ đã đến lúc phải thay thế chúng.

Nhiều người cho rằng mặc dù mão răng đã hết tuổi thọ nhưng vẫn sử dụng tốt thì không cần thay. Nhưng mão răng cũ có xu hướng yếu hơn và dễ bị nứt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các mảnh thức ăn tích tụ trong răng và làm tăng nguy cơ sâu răng bên trong.

Quy trình tháo mão răng an toàn, không đau đớn 1

Mão răng có tuổi thọ từ 5 – 15 năm

Mão răng bị nứt, vỡ, mòn

Mão răng có thể bị nứt vỡ khi bạn cắn đồ ăn quá cứng. Hoặc chúng có thể bị mòn đi theo thời gian do bạn thường xuyên nghiến răng chẳng hạn. Với tình trạng này, mão răng sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ răng bên trong. Mặt khác, vết nứt vỡ có thể khiến thức ăn bị giắt vào, khó làm sạch và dễ gây sâu răng.

Với mão răng bị mòn sẽ khiến khớp cắn của bạn không chuẩn và dễ khiến bạn gặp các khó khăn khi nhai thức ăn. Lâu dần tình trạng thức ăn không được nhai kĩ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa của bạn.

Sâu răng

Mặc dù bạn đã lắp mão răng nhưng vẫn không thể chắc chắn 100% răng bạn không bị sâu bên trong do nguyên nhân nào đó. Khi răng bị sâu sẽ khiến bạn bị đau nhức, khó chịu. Lúc này bắt buộc bạn phải tháo mão răng để điều trị răng sâu.

Quy trình tháo mão răng an toàn, không đau đớn 2

Sâu răng là nguyên nhân bạn cần tháo mão răng để điều trị

Đau và sưng tấy nướu

Khi đeo mão răng, bạn gặp tình trạng đau và sưng tấy nướu có thể do nguyên nhân kích ứng với nguyên liệu làm mão răng. Lúc này bạn cần đến nha sĩ để tháo mão răng và thay thế loại mão khác phù hợp hơn.

Lý do thẩm mỹ

Màu sắc răng có thể thay đổi theo thời gian do cách bạn chăm sóc hằng ngày. Nhưng nếu sự khác biệt về màu sắc răng khỏe mạnh và răng lắp mão răng quá lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung thì bạn có thể lựa chọn tháo mão răng để thay thế loại có màu sắc phù hợp.

Quy trình tháo mão răng an toàn

Quy trình tháo mão răng phụ thuộc vào loại mão bạn đang đeo. Với loại mão răng tạm thời, nha sĩ chỉ dùng chất kết dính mềm, dễ dàng có thể tháo ra. Với mão răng vĩnh viễn, việc tháo mão răng cần làm theo đúng quy trình y khoa, đảm bảo an toàn cho người dùng. Quy trình tháo mão răng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, sau đó nha sĩ tiến hành gây tê để giảm cảm giác đau khi thực hiện.
  • Bước 2: Tùy vào tình trạng răng của bệnh nhân, nha sĩ sẽ tháo mão răng theo 2 cách: Cắt mão răng thành từng miếng nhỏ, sau đó lấy ra từng miếng một để tránh va chạm với cùi răng bên trong. Cách hai là mài dọc xung quanh mão sứ cho đến khi lộ lớp sườn rồi gỡ mão răng ra.

Sau khi hoàn thành tháo mão sứ, nha sĩ sẽ thực hiện các bước lấy dấu để chuẩn bị làm lại mão mới cho bạn. Các bước thực hiện sẽ tương tự như khi bạn lần đầu tiên làm mão răng. Bác sĩ cũng sẽ lắp cho bạn mão răng tạm thời trong thời gian chờ có mão răng từ phòng lab gửi đến.

Tìm hiểu thêm: 9 tác hại của quả lựu không phải ai cũng biết

Quy trình tháo mão răng an toàn, không đau đớn 3
Tiêm thuốc tê trong quy trình tháo mão răng

Tháo mão răng có đau không và cách chăm sóc răng sau khi tháo

Do mão răng được dùng vật liệu kết dính chặt vào răng đảm bảo không bị rơi ra trong quá trình ăn uống hằng ngày nên việc tháo mão răng sẽ cần tác động một lực khá mạnh. Chính vì vậy, để bạn cảm thấy thoải mái trong khi tháo mão răng, nha sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê hoặc bôi, xịt thuốc tê vào vị trí răng cần tháo trước đó. Trong quá trình thực hiện, nha sĩ sẽ làm từ từ và cẩn thận để tránh làm đau bạn.

Nếu bạn cảm thấy đau khi tháo mão răng, hãy thông báo cho nha sĩ để họ điều chỉnh lại lực hoặc thêm thuốc tê cho bạn. Đừng cố gắng chịu đựng đau đớn nếu bạn không kiểm soát được cơ thể sẽ ảnh hưởng đến thao tác của nha sĩ.

Quy trình tháo mão răng an toàn, không đau đớn 4

>>>>>Xem thêm: Uống Biotin thường xuyên có sao không? Tác dụng phụ nếu uống Biotin quá liều

Tháo mão răng có thể khiến bạn hơi ê buốt

Sau khi tháo mão răng thành công, bạn nên tuân thủ một số cách chăm sóc dưới đây:

  • Kiểm soát cơn đau: Mặc dù bản thân quy trình này thường không gây đau đớn nhờ gây tê cục bộ nhưng bạn có thể cảm thấy ê, buốt hoặc khó chịu sau đó. Thuốc giảm đau không kê đơn thường có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng này.
  • Ăn uống: Tránh thực phẩm và đồ uống quá nóng hoặc lạnh trong 24 – 48 giờ đầu vì lúc này răng miệng của bạn khá nhạy cảm.
  • Vệ sinh răng miệng: Tiếp tục chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên nhưng phải nhẹ nhàng xung quanh vị trí đã tháo mão răng để tránh kích ứng.
  • Tái khám đúng lịch: Không nên bỏ qua cuộc hẹn tái khám đã lên lịch với nha sĩ của bạn để đánh giá quá trình lành vết thương và thảo luận về các bước tiếp theo để phục hồi răng của bạn.

Nhiều người khi lắp mão răng thường có thắc mắc về quy trình tháo mão răng như thế nào. Trên thực tế quy trình này không gây đau đớn và ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của bạn. Tuy nhiên, hãy chăm sóc răng thật tốt để hạn chế phải tháo khi mão răng chưa hết tuổi thọ. Điều này vừa giúp bạn giảm số lần phải đi tháo mão răng cũng như giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *